TPO - Từ ý tưởng về một chiếc xe thân thiện với môi trường, ông Trần Văn Tâm (TP. HCM) đã chế tạo thành công chiếc ô tô 4 chỗ chạy điện, có thể hoạt động trong 160 km.
Tiềm năng việc làm từ khối ngành Điện tử - Kỹ thuật ô tô tại Đức
Vài năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp và xấu đi, khối ngành kinh tế không còn sức nóng như trước, cơ hội việc làm cũng bị thu hẹp. Xu hướng thế giới đang nghiêng về khối ngành kĩ thuật – vốn được rất ít sinh viên hiện nay lựa chọn.
Trong khi trên thực tế, đây mới thật sự là khối ngành mang lại thu nhập cao cho sinh viên khi mới ra trường, có nhiều cơ hội làm việc dài hạn ở nước ngoài, với nhiều chuyên ngành đa dạng, và đặc biệt phù hợp cả với các bạn nữ. Ngành công nghiệp ô tô thế giới vốn được coi là xương sống của công nghiệp chế tạo thế giới, đã có mấy trăm năm phát triển, cho ra đời không biết bao nhiêu loại ô tô từ cổ điển đến hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải của toàn nhân loại, trở thành một nhu cầu không thể thiếu của đại bộ phận cư dân toàn cầu.
Với những chia sẻ trên, Thanh Giang hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu thêm về du học Đức ngành Kỹ thuật – Điện tử và Chế tạo ô tô. Nếu có vấn đề thắc mắc, cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Thanh Giang để được hỗ trợ nhé!
Vì sao nên học ngành Kỹ thuật – Điện tử và Chế tạo ô tô tại Đức?
Đức tập trung chuyên môn hóa chế tạo các sản phẩm công nghiệp phức hợp và phát triển chúng, nhất là các thiết bị công nghiệp và công nghệ sản xuất mới. Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của Đức là chế tạo xe hơi, chế tạo máy, điện tử, kỹ thuật điện và công nghiệp hóa chất. Chỉ riêng trong bốn ngành này đã có hơn 2,9 triệu người làm việc và tạo ra doanh số hơn 800 tỉ Euro.
Động lực đổi mới là ngành chế tạo ô tô: với khoảng tổng đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào nghiên cứu là 30%, phát triển đến từ ngành này. Với sáu hãng sản xuất xe hơi là VW, Audi, BMW, Daimler, Porsche (VW) và Opel (General Motors), nước Đức đã trở thành một trong số những nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ với một thị phần khá lớn trên thị trường xe hạng trung và hạng cao cấp.
Ngành chế tạo máy với gần 6.000 công ty đóng góp 13% tổng doanh số công nghiệp và chiếm vị trí thứ hai sau ngành chế tạo ô tô. Là ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm nhất (965.000 chỗ làm) và là ngành xuất khẩu hàng đầu, nên ngành chế tạo máy đang giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế tại Đức. Ngành công nghiệp điện thuộc những ngành tăng trưởng mạnh nhất và đặc biệt đổi mới. Đã có hơn 20% số dự án được giới công nghiệp đầu tư ở Đức cho việc nghiên cứu và phát triển được ngành công nghiệp điện thực hiện.
Ngành công nghiệp hóa chất, một phần nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài vì các tập đoàn, công ty bị mua, sát nhập, chủ yếu sản xuất những sản phẩm dưới dạng nguyên liệu. Tập đoàn BASF của Đức ở Ludwigshafen là tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới. Với việc định hướng phù hợp với thực tiễn và phát triển đúng đắn, nước Đức thực sự đã thành công trong việc chế tạo ra những các sản phẩm công nghiệp có chất lượng hàng đầu trên thế giới, và là một đất nước có số giờ làm việc của người lao động ít hơn số giờ làm việc của người lao động trên khắp thế giới.