Nhận diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Cách tính thuế cho hộ kinh doanh karaoke
Hộ gia đình kinh doanh karaoke trả tiền thuế môn bài hàng năm, mức đóng căn cứ trên thu nhập bình quân hàng tháng. Cụ thể như sau:
Ví dụ: Tổng thu nhập năm 2021 của hộ gia đình ông A từ việc kinh doanh karaoke là 120 triệu đồng, vậy bình quân mỗi tháng là 10 triệu đồng (>1.500.000). Suy ra, mức thuế môn bài kinh doanh karaoke cả năm của hộ gia đình ông A là 1.000.000 đồng.
Theo quy định, nếu cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế trên 100 triệu/năm thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.
Công thức tính số thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh karaoke phải nộp:
Tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu khoán: Căn cứ theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Karaoke thuộc nhóm danh mục ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu nên:
Doanh thu tính thuế được xác định như sau:
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Nghĩa là: Nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế:
Thì doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.
Thuế tiêu thụ đăc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế TTĐB
Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và karaoke, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (Ví dụ: tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa).
*Lưu ý: Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.”
Ví dụ: Gia đình ông A kinh doanh dịch vụ karaoke, giá dịch vụ hát karaoke 1h là 50.000 đồng, thuế thu nhập đặc biệt với dịch vụ karaoke của hộ kinh doanh ông A như sau:
Giá tính thuế thu nhập đặc biệt = 50.000 / (1+ 30%) = 38.461 đồng;
Vậy thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ karaoke = 38.461 x 30% = 11.538 đồng;
Với mức giá dịch vụ hát karaoke là 50.000 đồng/h, thì gia đình ông A đóng mức thuế tiêu thụ đặc biệt là: 11.538 đồng. Dựa vào căn cứ tính thuế như trên bạn có thể xác định được mức thuế phải đóng cho công ty của mình.
Tình huống pháp lý: Tết nguyên đến năm 2023 vừa rồi tôi thấy Bộ Quốc phòng có bán pháo hoa phục vụ các dịp Tết. Sắp tới chuẩn bị dịp tết năm 2024, tôi muốn kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc Phòng kiếm thêm một chút thu nhập. Vậy Luật sư cho tôi, tôi có được mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng số lượng lớn rồi về bán lẻ không hay có được có được mua về sử dụng không? Và nếu như không được phép bán thì có bị xử phạt hành chính không?
Cảm ơn Qúy Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (“FDVN”). Đối với các yêu cầu tư vấn của Qúy Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:
I. Phân biệt giữa pháo hoa và pháo nổ
Hiện nay, rất nhiều người đang nhầm lần giữa pháo hoa và pháo nổ, cho nên để tránh nhầm lẫn giữa hai loại pháo này thì trước hết cần hiểu rõ khái niệm và đặc tính của các loại pháo đó như sau:
Theo quy định tại ại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, hiện nay rất nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa pháo hoa và pháo nổ. Theo quy định của pháp luật kể trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh.
II. Cá nhân mua pháo hoa về kinh doanh trong dịp tết nguyên đán 2024 có được hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi nghiêm cấm, trong đó bao gồm: “nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
– Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định, việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Như vậy, theo quy định như trên, chỉ doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường mới được quyền kinh doanh pháo hoa. Cá nhân không được phép mua số lượng lớn pháo hoa về bán lẻ lại.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo như sau: “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.”
– Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định về việc mua pháo hoa: “2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”
Như vậy, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được mua phóa hoa của Bộ Quốc Phòng về sử dụng pháo trong dịp Tết và chỉ được mua pháo hoa tại các doanh nghiệp được phép kinh doanh pháo hoa. Khi mua hàng sẽ phải xuất trình Chứng minh thư nhân dân hoặc CCCD, điền thông tin của người mua, các sản phẩm chọn mua để lưu trữ thông tin.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong việc quản lý, sử dụng pháo:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
đ) Lưu hành các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo không còn giá trị sử dụng.
b) Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
c) Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
d) Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
đ) Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
k) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và pháo;
n) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
o) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Theo đó việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các quy định xử phạt về pháo nêu trên bao gồm cả pháo nổ và pháo hoa, tuy nhiên không quy định xử phạt đối với hành vi mua bán pháo xử phạt hành vi buôn bán pháo nổ đã có quy định xử phạt riêng, buôn bán pháo hoa thì không có quy định xử phạt
Như vậy, việc mua bán pháo hoa nhỏ lẽ của các cá nhân có thể sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán mà có thể xử phạt theo các quy định khác như có hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo hoa để mua bán thì sẽ xử phạt hành vi tàng trữ hoặc khi mua bán, có sử dụng pháo hoa trái phép theo khoản 3, khoản 4 Điều 11 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP
– Căn cứ vào điểm a, khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
Như vậy, ngoài hình thức phạt tiền nêu trên, thì người có hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo hoa để mua bán hoặc có hành vi mua bán, có sử dụng pháo hoa trái phép tại điểm i khoản 3 và điểm e khoản 4 Điều 11 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, cụ thể là tịch thu đối với số lượng pháo hoa, thuốc phóa mà được sử dụng hoặc vận chuyển, tàng trữ trái phép.
Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý khách.
Theo Phạm Văn Việt – Công ty Luật hợp danh FDVN
99 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
122 Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Tầng 5, số 11 Ngõ 183, phố Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội
Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Website: www.fdvn.vn www.fdvnlawfirm.vn www.diendanngheluat.vn www.tuvanphapluatdanang.com
Email: [email protected] [email protected]
Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/
Legal Service For Expat: https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/
TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/
DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/
KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn
KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn
KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn