Nhiều người đánh giá đề thi Tiếng Việt này không khó nhưng thời gian chỉ 6 phút khiến thí sinh phải hoang mang khi phải chọn ý gieo vần cho phù hợp.
Đề thi Tiếng Việt thử tài ca dao tục ngữ dành cho người nước ngoài khiến dân mạng vò đầu bứt tai không làm được
Nhiều người đánh giá đề thi Tiếng Việt này không khó nhưng thời gian chỉ 6 phút khiến thí sinh phải hoang mang khi phải chọn ý gieo vần cho phù hợp.
Dạo gần đây nhiều đề kiểm tra tiếng Việt xuất hiện trên mạng xã hội khiến nhiều người Việt phải đau đầu, và cảm thấy hoang mang khi chính bản thân ra tay làm bài cũng chưa chắc đạt điểm tối đa. Theo nhiều người, đề thi này có khả năng là dành cho người nước ngoài học Tiếng Việt.
Nếu lúc trước các bài kiểm tra trình độ ngoại ngữ Tiếng Việt trong các kỳ thi của người Nhật hay Hàn Quốc làm cư dân mạng phải toát mồ hôi thì mới đây, trong group cộng đồng, một thành viên chia sẻ bài kiểm tra IQ dành cho việc xuất khẩu lao động đã khiến dân tình phải xôn xao, tranh luận để tìm một đáp án đúng nhất.
Hãy chọn từ đúng năm ở vị trí (*): (6 phút)
(21): Thà rằng / * /… /… /…/ lời.
(22): Nghèo … /… /… / * / nghèo.
(23): Xưa nay /… / * /… / … / hay.
(24): Thế gian /… / … / * / … / lành.
(25): Đồng /… / * /… / … / người.
(28): Rượu /… / * /… / … / nhàm.
Trong 6 phút bạn trả lời đúng bao nhiêu câu?
Cụ thể mục số 3 trong đề thi yêu cầu thí sinh hãy chọn từ nằm đúng vị trí quy định từ 4 đáp án cho sẵn trong vòng 6 phút. Nhìn sơ qua thì chúng ta đều nghĩ với 8 câu này có thể dễ dàng vượt qua, nhưng không, mọi người sẽ sai lầm khi phần lớn những câu ca dao tục ngữ này đa số ít được biết đến, mà thời gian lại quá ngắn thành ra việc sắp xếp thứ tự các ý, gieo vần cho đúng thì thập phần khó khăn.
Tuy nhiên một số dân mạng sau một thời gian dài suy nghĩ đã tìm ra đáp đán đúng nhất cho 8 câu trên, sau đây là bình luận của bạn Chia Bảo được nhiều người thả tim nhất.
(21): Thà rằng ăn bát cơm rau, còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
(22): Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo, nghèo tiền nghèo bạc chả cho là nghèo.
(23): Xưa nay thế thái nhân tình, vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.
(24): Thế gian còn dại chưa khôn, sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.
(25): Đồng tiền không phấn không hồ, sao mà khéo điểm, khéo tô mặt người.
(26): Càng thắm thì lại càng phai, thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu.
(27): Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con.
(28): Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
Bộ tiêu chuẩn và đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt cho học viên nước ngoài: Đánh giá toàn diện và khách quan hơn
Cuối tháng 5/2014 vừa qua, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) lần đầu tiên đưa vào thử nghiệm Bộ tiêu chuẩn đánh giá và các đề thi kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Việt cho học viên nước ngoài. Hình thức và phương tiện tổ chức là kiểm tra đánh giá trực tuyến, ứng dụng những tiện ích của công nghệ thông tin. GS.TS Vũ Đức Nghiệu (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) – chủ trì đề án xây dựng “Bộ tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Việt của học viên quốc tế và các đề thi kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Việt cho học viên nước ngoài” – cho biết thêm một số thông tin xung quanh cách thi mới này.
– Thưa thầy, xuất phát từ thực tiễn nào mà Trường ĐHKHXH&NV lại triển khai xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Việt của học viên quốc tế và các đề thi kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Việt cho học viên nước ngoài?
GS.TS Vũ Đức Nghiệu: Thực tế thì mong muốn của chúng ta về việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và bài thi đánh giá năng lực tiếng Việt cho học viên là người nước ngoài, đã có từ lâu. Lý do là ở chỗ khoa học dạy tiếng trên thế giới đã và đang càng ngày càng phát triển; cách thức và phương pháp kiểm tra đánh giá, định vị năng lực, trình độ ngoại ngữ đã và đang thay đổi, phát triển nhiều. Trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ, chúng ta cần thay đổi cho kịp và phù hợp với những tiến bộ trên quốc tế về lĩnh vực kiểm tra đánh giá này.
Trường ĐHKHXHNV là nơi có truyền thống giảng dạy tiếng Việt từ rất sớm, ý tôi muốn nói là từ những năm mới thành lập của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đến nay, mà hiện nay, số người học tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ ở trong và ngoài Việt Nam cũng như tại trường càng ngày càng tăng nhiều, nên việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá, xác định năng lực tiếng Việt của học viên đã trở thành một nhu cầu cấp thiết, cần phải làm.
Chính vì thế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV đã chỉ đạo, giao trách nhiệm và tạo điều kiện cho chúng tôi tổ chức thực hiện đề án xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá và các đề thi kiểm tra đánh giá này.
– Mọi hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá đều nhằm mục đích đánh giá chính xác năng lực của người học và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tổ chức kỳ thi. Trên hai phương diện này thì cách thi mới này có những ưu điểm nổi bật nào so với cách thi cũ, thưa thầy?
GS.TS Vũ Đức Nghiệu: Về mục đích kiểm tra đánh giá thì đúng như vậy, phải làm sao để đánh giá cho chính xác được năng lực, trình độ của người học. Theo cách thi mới, kết quả đánh giá khách quan hơn vì bộ tiêu chí và các bài thi cụ thể sẽ bao gồm nhiều nội dung kiểm tra đánh giá về các kỹ năng ngôn ngữ và năng lực ngôn ngữ hơn các cách kiểm tra đánh giá mà chúng ta thường dùng từ trước đến nay.
Thứ nữa, trước nay cách mà chúng ta thường làm là: kiểm tra đánh giá trình độ nào thì ra đề ở trình độ ấy, để biết học viên có đạt được trình độ ấy hay không; còn theo cách mới này thì đánh giá được căn cứ trên hệ thống 10 tiêu chuẩn, gồm 51 tiêu chí, mỗi đề thi là một “phổ” các câu hỏi, các yêu cầu trải dài từ trình độ đầu tiên đến trình độ cuối cùng (theo thang đo 6 mức, 3 trình độ của khung tham chiếu châu Âu); người dự kiểm tra đánh giá sẽ tự do thể hiện năng lực ngôn ngữ của mình; cuối cùng thì việc chấm điểm tự động nhờ công nghệ sẽ cho biết người thi được bao nhiêu điểm, đạt trình độ nào.
Về mặt tổ chức và cách thức kiểm tra đánh giá thì chắc chắn là với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, công việc sẽ được thực hiện tiện lợi hơn về rất nhiều mặt, từ không gian tổ chức đến nhân lực tổ chức, cách chấm điểm, tính điểm… Cái đích mà chúng ta tiến đến là: ai, ở đâu, lúc nào cũng có thể làm thủ tục đăng ký và dự thi kiểm tra đánh giá được, miễn là họ muốn và họ ngồi bên một máy tính có nối mạng internet.
– Nội dung kiến thức được xây dựng và tổ hợp trong bộ tiêu chuẩn và đề thi này có khác biệt gì so với ngân hàng đề của cách thi cũ, thưa thầy?
GS.TS Vũ Đức Nghiệu: Khác, nhưng không phải là tuyệt đối khác, càng không phải là phủ nhận các kiểu ngân hàng đề thi kiểu cũ. Khác là khác ở phương tiện, cách thức thực hiện kiểm tra đánh giá. Ở đây, các năng lực thể hiện các kỹ năng ngôn ngữ: nói, nghe, đọc, viết được kiểm tra bằng nhiều “phép thử” khác nhau và được phát hiện qua nhiều yêu cầu, “thử thách” khác nhau. Điều này được thể hiện ngầm ẩn trong các đề thi; và người dự kiểm tra đánh giá thì thông qua bài làm sẽ thể hiện được hết các năng lực ngôn ngữ của mình.
– Trong kỳ thi thử nghiệm, các sinh viên nước ngoài thích cách thi mới, nhưng cũng có ý kiến cho là đề thi hơi khó hơn so với cách thi truyền thống, và thỉnh thoảng có chút trục trặc về hệ thống. Thầy nghĩ thế nào về những phản hồi trên?
GS.TS Vũ Đức Nghiệu: Bình thường thôi; và đó là những thông tin rất hữu ích cho chúng tôi, mặc dù đã có dự liệu trước. Chúng ta chưa có truyền thống và kinh nghiệm nhiều về việc tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá kiểu này. Tất cả sẽ được chúng tôi phân tích cẩn thận để tiếp tục rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung trên con đường tiến triển lâu dài đang ở phía trước.
– Với cách thi này thì việc đăng ký thi và cấp chứng chỉ sẽ được thực hiện như thế nào?
GS.TS Vũ Đức Nghiệu: Cái này, đối với công nghệ thông tin bây giờ, không có khó khăn gì đáng kể đâu. Có hướng dẫn cụ thể trên Website về thủ tục đăng ký trực tuyến để tham dự kiểm tra. Dễ thôi.
– Khi triển khai nghiên cứu, thực hiện đề án này, đâu là khó khăn lớn nhất mà nhóm chuyên gia thực hiện đề án phải khắc phục?
GS.TS Vũ Đức Nghiệu: Khó khăn thì cái gì mà chúng ta chẳng khó khăn, nhất là về tài lực. Nhưng tôi không muốn nói đến khó khăn, mà muốn nói rằng các thành viên trong nhóm thực thi công việc này đã làm việc trong điều kiện và với tinh thần mà bạn khó có thể tưởng tượng được. Nhóm của chúng tôi có 11 người: chị Nguyễn Việt Hương, chị Nguyễn Thị Thuận, anh Nguyễn Chí Hoà, anh Trần Nhật Chính, anh Vũ Văn Thi, anh Nguyễn Hồng Cổn, anh Nguyễn Văn Phúc, anh Đào Văn Hùng, anh Nguyễn Thiện Nam, anh Nguyễn Văn Hiệu và tôi. Là người được giao trách nhiệm chủ trì thực hiện đề án này, tôi rất cảm ơn các thành viên trong nhóm. Nếu mỗi người giảm sự cố gắng của họ đi một tí thôi, thì chắc chắn hôm nay tôi chưa có gì để nói với bạn được đâu.
– Trường ĐHKHXH&NV có hơn 45 năm truyền thống đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài, lại là một trong số ít địa chỉ chính thức được giao việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài; vậy việc tổ chức kiểm tra đánh giá theo cách thức mới này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đổi mới công tác đào tạo của Nhà trường?
GS.TS Vũ Đức Nghiệu: Tôi không nói thì chắc bạn cũng có thể đã thấy rồi. Việc kiểm tra đánh giá sẽ có tính toàn diện hơn, mềm dẻo và linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người muốn tham dự kiểm tra đánh giá.
Một trong những công việc cần làm để đổi mới toàn diện giáo dục của chúng ta hiện nay là đổi mới công tác kiểm tra đánh giá. Đổi mới là đổi mới ở cái phương thức tổ chức thực hiện để có được sự đánh giá đúng hơn, tốt hơn về năng lực, kiến thức và kỹ năng, chứ không phải chỉ là ở chỗ có dùng máy tính và công nghệ thông tin để kiểm tra đánh giá hay không. Trong việc mà chúng ta đang nói ở đây, máy tính và công nghệ thông tin là công cụ, là phương tiện công nghệ hỗ trợ rất đắc lực, rất hữu hiệu cho việc thực hiện một phương thức kiểm tra đánh giá hoặc thực thi công việc giảng dạy, học tập.
Học ngôn ngữ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với học sinh, sinh viên và cả những người ngoại quốc. Người Việt học tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Đức... thì học sinh các nước cũng tương tự như vậy. Họ cũng có những trải nghiệm thi cử như IELTS, TOEFL của Tiếng Anh, HSK của tiếng Trung hay TOPIK của tiếng Hàn và cả thi năng lực tiếng Việt,...
Những ngày gần đây, một bài thi tiếng Việt trong kỳ thi năng lực tiếng Việt Quốc tế đã làm nhiều người xôn xao "mắt chữ O, miệng chữ A" khi thấy đề thi làm khó học viên. Đến cả người Việt đọc vào đề thi cũng hoang mang và tự đặt câu hỏi: "Liệu rằng mình đã hiểu hết tiếng mẹ đẻ, hiểu được hết quy luật của thơ Lục bát"?.
Bài đọc trong đề thi cao cấp năng lực tiếng Việt Quốc tế của IVPT
"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" những câu hỏi liên quan đến ngữ pháp, từ vựng, kết cấu câu, thể thơ.... cũng khiến nhiều người Việt phải bối rối, quan trọng hơn trong mắt người nước ngoài thì điều này thực sự rất khó.
Đề thi cao cấp năng lực tiếng Việt Quốc tế của IVPT được đánh giá sẽ dễ thở ở phần Nghe và Viết. Nhưng đến phần Đọc thì khó lòng dành trọn điểm và cũng mất nhiều thời gian để hiểu được trọn vẹn tiếng Việt.
Xu hướng những năm gần đây, tiếng Việt được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn là ngôn ngữ thứ 2 để học và tìm hiểu về văn hóa và con người Việt Nam. Tại Hàn Quốc, tiếng Việt còn được đưa vào danh sách các môn Ngoại ngữ 2 trong kỳ thi Đại học, cùng với Tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập.
Có thể thấy, tiếng Việt đang rất được ưa chuộng đối với học sinh, sinh viên các nước. Trong năm 2021, đã có hai trường đại học thuộc khối Ivy League là Đại học Brown và Đại học Princeton cùng hợp tác triển khai khóa học tiếng Việt đầu tiên trong học kỳ này theo hình thức học trực tuyến qua Zoom.
Tiếng Việt chưa bao giờ là ngôn ngữ dễ dàng chinh phục, đến cả người bản xứ cũng chưa bao giờ tự tin mình hiểu hết. Đề thi trên đã nhận được rất nhiều bình luận và đánh giá về mức độ khó như sau:
- "Người Việt thì đương nhiên không vấn đề gì rồi mà tưởng tượng mình là người nước ngoài chắc đọc xong cũng khóc".
- "Thực ra đề bài này ổn mà, không khó hiểu và khá chi tiết. Chỉ là với người nước ngoài học tiếng Việt thì hơi lừa xoắn não tí thôi".
- "Cũng như mình thi HSK5 N2 của nước bạn vậy, đọc hiểu xoắn cả não".
Trường Đại học Hà Nội - Hanoi University
Địa chỉ:Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
Email:[email protected] | [email protected]