Tại Việt Nam, robusta được coi là dòng cà phê chủ lực, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê. Khoảng 40% cà phê trên thế giới được tiêu thụ mỗi ngày là cà phê robusta.
Vùng trồng cà phê robusta nổi tiếng
Nguồn gốc của cà phê Robusta nằm ở Châu Phi, nơi nó được xác định vào những năm 1800 ở các khu vực cận Sahara ở miền tây và miền trung của đất nước như Cộng hòa Dân chủ Congo và Uganda.
Cà phê vối được trồng chủ yếu ở các khu vực địa lý nằm hai bên đường xích đạo, nơi có nhiệt độ trung bình từ 22-26 ° C. Độ cao lý tưởng để cây cà phê phát triển là từ 200-900m so với mực nước biển. Tuy nhiên, nó có thể thích nghi tốt ngay cả khi ở độ cao 2300m. Tuy là nhóm cây dễ thích nghi nhưng cà phê vối có khả năng chịu hạn rất kém. Vì vậy, chúng chỉ thích hợp với những nơi có lượng mưa từ 1200 – 2500 mm. Ngoài ra, dòng cà phê này còn có khả năng chịu lạnh kém, chúng chỉ thích hợp ở những nơi có nhiệt độ từ 18-36 ° C.
Vì những lý do này, Robusta phân bố rộng rãi ở lục địa Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều vùng trồng cà phê, như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên và Nam Bộ. Tuy nhiên, xét về điều kiện khí hậu thì các tỉnh Tây Nguyên là thích hợp nhất cho cây cà phê robusta phát triển. Trong các tỉnh Tây Nguyên, Đăk Lăk và Gia Lai là 2 tỉnh được đánh giá là có sản lượng cao, cũng như cà phê ngon, chất lượng.
Phương pháp chế biến cà phê robusta phổ biến
Cà phê robusta thường được áp dụng phương pháp chế biến khô (Natural process). Đây là phương pháp chế biến lâu đời, dễ làm, tiết kiệm chi phí, nhưng mất khá nhiều thời gian, trung bình mất từ 10-20 ngày để cà phê khô tự nhiên. Trái cà phê được phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời, lên men tự nhiên tạo ra vị ngọt và các hương thơm đa dạng.
Sau chế biến khô, cà phê robusta honey (Honey process) hiện cũng được áp dụng khá nhiều. Đây là phương pháp chế biến khó và đòi hỏi nhiều công sức, kỹ thuật. Người chế biến sẽ tách vỏ, xử lý chất nhầy và phơi khô trên các luống sấy. Tùy vào lượng chất nhầy còn lại sau khi tách vỏ, cà phê chế biến honey sẽ có các đặc tính và tên gọi khác nhau:
Chế biến mật ong trắng – white honey: loại bỏ 80-100 phần trăm chất nhầy.
Chế biến mật ong vàng – yellow honey: loại bỏ 50-75 phần trăm chất nhầy.
Chế biến mật ong Đỏ – Red honey: loại bỏ 0-50 phần trăm chất nhầy.
Chế biến mật ong đen – Black honey: loại bỏ lượng chất nhầy ít nhất có thể.
Do khả năng phát triển trong điều kiện khắc nghiệt hơn, cây Robusta dễ chăm sóc và cho năng suất cao hơn. Chính vì vậy mà giá cà phê robusta trên thị trường có giá rẻ hơn so với các giống cà phê khác.
Cà phê robusta rang xay nguyên chất, cà phê robusta ứng dụng trong sản xuất cà phê hòa tan cực kỳ phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Hy vọng rằng chút chia sẻ này của Soul sẽ giúp bạn có thêm thông tin về: cà phê Robusta. Cũng như trang bị thêm kiến thức để dễ dàng tìm kiếm cho mình một ly cà phê chuẩn gu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về cà phê thì comment ngay phía dưới bài viết này, Soul sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin thú vị về cà phê, tự do trao đổi và chia sẻ tại blog cà phê.
Shopee: shopee.vn/taynguyensoul
(KTSG Online) - Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 (chủ yếu là robusta) đạt mức 3.482 đô la Mỹ/tấn, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), tháng 5-2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 71.569 tấn cà phê nhân robusta, với giá 3.920 đô la Mỹ/tấn và 6.831 tấn cà phê arabica, giá 3.888 đô la Mỹ/tấn. Đây là lần đầu tiên trong 50 năm qua, dữ liệu về thị trường cho thấy, giá cà phê arabica xuất khẩu thấp hơn robusta 32 đô la Mỹ/tấn.
Điều đáng nói là trong niên vụ cà phê 2021/2022, giá cà phê robusta xuất khẩu bình quân là 1.980 đô la/tấn, cà phê arabica là 4.333 đô la/tấn, cao hơn gần gần 2,2 lần. Tuy nhiên, qua niên vụ 2022 - 2023, mức giá xuất khẩu của hai loại cà phê này được thu hẹp dần và bước vào tháng 5-2024, giá robusta xuất khẩu đã cao hơn arabica.
Giải thích về nguyên nhân này, theo VICOFA là do nhu cầu sử dụng cà phê robusta đã thay đổi. Các nhà rang xay, chế biến chuyển sang sử dụng cà phê robusta nhiều hơn vì lợi nhuận cao hơn.
Nhờ vậy, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng của năm 2025 ở ước mức 3.482 đô la Mỹ/tấn, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo dữ liệu thị trường từ Trung tâm Thông tin Phát triển Nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn), trong thời gian qua, giá cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên giao động ở mức trên dưới 120.000 đồng/kg thậm chí có thời điểm giá vượt mức 126.000 đồng/kg.
Vào hôm nay (11-6), theo ghi nhận trên trang giacaphe.com, giá cà phê ở mức 121.000 -122.000 đồng/kg, giảm khoảng 1.600 đồng/kg so với hôm trước.