Lĩnh vực: Chứng khoán
Mô hình nến sao mai (Morning Star) là gì?
diễn ra ở đáy của một xu hướng giảm. Mô hình sao mai cho thấy sự suy yếu của xu hướng giảm và đặt nền móng cho một xu hướng tăng mới. Nó bao gồm một nến có thân nhỏ và hai bóng trên và dưới, tạo thành một hình dáng giống như một ngôi sao mai.
Mô hình nến Morning star bao gồm 3 nến cụ thể:
Mô hình nến sao mai là một trong những mô hình nến đảo chiều phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Để tăng độ tin cậy của mô hình này, có ba yếu tố quan trọng cần lưu ý:
Chiến lược giao dịch với mô hình nến sao mai
Mô hình Morning Star là một phương pháp phân tích kỹ thuật cực kỳ hữu hiệu. Nhờ nó, các trader chuyên nghiệp có thể bắt kịp xu hướng thị trường để mang về khoản lời hấp dẫn. Tuy nhiên, việc áp dụng Mô hình sao mai trong đầu tư với nhà đầu tư F0 lại không hề dễ dàng. Hiểu rõ vấn đề này, 24h Money xin bật mí cho bạn chiến lược đầu tư thông minh với mô hình Morning Star như sau:
Quan sát biểu đồ giá cho đến khi xu hướng và mô hình sao mai đã hình thành xong, các trader có thể vào lệnh tại mức giá đóng của của nến thứ 3. Tuy nhiên, để đầu tư an toàn và chắc chắn hơn hơn, điểm vào lệnh tối ưu sẽ là nến kế tiếp của nến thứ 3.
Trong quá trình giao dịch, để giảm thiểu mọi rủi ro dù thị trường tăng hoặc giảm, nhà đầu tư cũng nên sử dụng các điểm Stop loss và Take profit. Trong mô hình Morning Star, điểm cắt lỗ và chốt lời lý tưởng nhất như sau:
là một yếu tố quan trọng giúp xác nhận xu hướng của thị trường. Cụ thể, khối lượng giao dịch trong ngày thứ 3 là sự xác nhận rõ nét nhất về xu hướng tăng. Trong trường hợp mô hình sao mai được hình thành, nhưng khối lượng giao dịch không có nhiều thay đổi. Lúc này nhà đầu tư nên giao dịch thân trọng và cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định mua bán.
Mô hình nến sao mai không thể dự báo chính xác 100%, do đó nhà đầu tư nên kết hợp với các báo báo khác sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Dấu hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng sẽ rõ ràng hơn khi các chỉ báo hoặc mô hình khác có kết quả tương tự.
Cụ thể khi giao dịch, nhà đầu tư nên kết hợp biểu đồ nên sao mai với chỉ báo RSI để xác nhận sự hình thành xu hướng. Sau đó vào lệnh với khối lượng thích hợp sau khi xu hướng để hình thành xong. Bên cạnh đó, trader cũng có thể kết hợp với các chỉ báo như tín hiệu phân kỳ MACD, vùng kháng cự hỗ trợ.
Lưu ý khi giao dịch với Morning Star
Để đầu tư an toàn, mang lại hiệu quả lớn, các trader cần phải lưu ý nhiều thứ khi áp dụng Morning Star trong giao dịch. Cụ thể:
Cần kết hợp mô hình Morning Star với các mô hình và chỉ báo phân tích kỹ thuật khác. Nhờ vậy những dự báo và quyết định đầu tư sẽ chắc chắn và chính xác hơn. Hiệu quả và lợi nhuận đầu tư cũng sẽ nhờ đó mà cao hơn.
Nến sao mai là một mô hình xuất hiện ở đấy của một xu hướng giảm, nhằm báo hiệu về một xu hướng tăng sắp bắt đầu. Dựa vào mô hình nến sao mai, bạn có thể chọn thời điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời hợp lý. Mong rằng những kiến thức về mô hình Morning star (sao mai) sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội giao dịch tốt. Hãy theo dõi 24H Money để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.
*Lâu nay tôi chỉ nghe nói đến sao Hôm và sao Mai, vừa rồi có người bảo còn có sao Vượt nữa. Có phải ba sao này chỉ là một sao duy nhất trên bầu trời nhưng xuất hiện ở ba thời điểm khác nhau? (Ánh Vân, Liên Chiểu, Đà Nẵng).
- Sao Hôm và sao Mai theo cách gọi dân gian Việt Nam chính là sao Kim Tinh (Venus) hoặc còn gọi là sao Thái Bạch, là hành tinh thứ 2 (tính từ Mặt Trời ra) thuộc Thái Dương Hệ của chúng ta. Sao Kim là hành tinh phía trong Thái Dương Hệ tính từ Trái Đất, nên theo tính toán của các nhà nghiên cứu, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời. Trong chu kỳ 24 giờ, sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh. Khi hành tinh này hiện lên lúc hoàng hôn, dân gian Việt Nam gọi là sao Hôm; khi hành tinh này hiện lên lúc bình minh, dân gian gọi là sao Mai.
Theo Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam (nongnghiep.vn), với mắt trần sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Sao Kim được các nền văn hóa thượng cổ để ý đến vì độ sáng của nó. Người Hy Lạp cổ đại tuy biết sao Kim xuất hiện trên bầu trời cả ban ngày lẫn ban đêm, nhưng giống như người Việt, vẫn đặt tên riêng cho sao Hôm là Hesperus và cho sao Mai là Phosphorus.
Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo mất khoảng 225 ngày. Do đó một năm sao Kim dài bằng 225 ngày của Trái Đất. Nếu quan sát từ trái đất, sao Kim dường như di chuyển theo hướng ngược với mặt trời. Nhờ đó mà chúng ta có thể nhìn thấy nó vào buổi sáng sớm, trước khi mặt trời mọc. Trang Ca dao Mẹ (cadao.me) có dẫn câu ca nói đến 3 ngôi sao, ngoài sao Hôm và sao Mai còn có sao Vược: Vắng sao Hôm, có sao Mai/ Kìa ông sao Vược đón ai giữa trời. Sự tích 3 ngôi sao được tảng này kể như sau:
“Sao Hôm và sao Mai vốn là hai anh em mồ côi cha mẹ, rất thương yêu nhau. Người anh bị bắt đi phu, trước khi đi dặn em trông nom chị dâu. Nghe lời anh, em đêm ngày lo lắng coi giữ chị. Em khoét một lỗ vách, đêm đêm luồn tay qua, đặt lên bụng chị để canh. Không ngờ, chị có thai. Em sợ trốn đi, đi mãi, kiệt sức chết, hóa thành sao Hôm. Người anh trở về, thấy sự rắc rối, rất giận em. Cho đến khi vợ đẻ ra một bàn tay thì anh mới hiểu em mình bị nghi oan, liền đi tìm, đi mãi, chết hóa thành sao Mai. Người vợ cũng đi tìm chồng và em, chết hóa thành sao Vược. Vì vậy sao Vược cứ lao qua lao lại giữa bầu trời như đang tìm kiếm ai đó”.
Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng không có sao Vượt mà chỉ có sao Vược trong ca dao “Có Hôm thì chẳng có Mai/ Còn như sao Vược đợi ai giữa trời”.
Tuy nhiên, trong một số tài liệu giảng dạy (tuhoc365.vn chẳng hạn) có bài ca dao ghi là sao Vượt. Trèo lên cây khế nửa ngày/ Ai làm chua xót lòng này khế ơi!/ Mặt trăng sánh với mặt trời/ Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng./ Mình ơi! Có nhớ ta chăng?/ Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Theo giải thích của trang này, chàng trai so sánh mình như sao Vượt, mà sao Vượt cũng là sao Hôm, sao Mai. Sao Vượt mọc từ rất sớm lúc chiều hôm, khi sao Vượt lên đến đỉnh bầu trời thì trăng mới mọc, vậy mà sao Vượt vẫn ngóng đợi trăng lên. Sự chờ đợi, ngóng vọng dẫu cô đơn nhưng kiên định biết bao, thủy chung biết bao. Qua đó thể hiện niềm tin vào sự thủy chung son sắt của tình yêu lứa đôi, của tình người cao đẹp.
Trung tâm Sao Mai là đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực phát hiện sớm- can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ & tự kỷ ở Hà Nội nói riêng và Việt nam nói chung. Trung tâm có trụ sở rộng rãi, khang trang, các trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho khám đánh giá – chẩn đoán, dạy và học. Có đội ngũ cán bô, giáo viên, nhân viên gần 90 người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, tân tâm, tận tình với trẻ khuyết tật. Đặc biệt, Trung tâm có phòng khám do Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa 2 về tâm thần Đỗ Thúy Lan phụ trách, hàng ngày bà trực tiếp khám cho bệnh nhi rất cẩn thận, tư vấn – giải đáp cho phụ huynh của trẻ rất tận tình.
Hiện nay, Trung tâm có 17 lớp, bao gồm: 1 lớp can thiệp trẻ Down, 1 lớp can thiệp trẻ bại não, 2 lớp can thiệp trẻ chậm phát triển trí tuệ đơn thuần và 13 lớp can thiệp trẻ tự kỷ. 17 lớp này được Trung tâm đặt cho 17 cái tên của các loài chim, loài hoa rất đáng yêu, gần gũi đó là: Họa Mi, Hoa Sữa, Hoàng Yến, Thủy Tiên, Anh Đào, Vành Khuyên, Vàng Anh, Phong Lan, Sơn Ca, Trà Mi, Gà Non, Chích Bông, Chim Non, Bồ Câu, Hoa Sen, Hoa Mai và kỹ năng sống.
Trung tâm có xe ô tô, bể bơi, sân chơi ngoài trời, 1 phòng tâm vận động, 1 phòng Phục hồi chức năng, phòng trị liệu mỹ thuật, phòng trị liệu giác quan,18 phòng trị liệu ngôn ngữ, hội trường & các phòng chức năng.
Trung tâm sắp xếp trẻ theo lớp hoặc nhóm dựa trên tuổi khôn, tuổi đời, loại tật và mức độ tật của trẻ. Trong 5 năm gần đây, trẻ được can thiệp tại Trung tâm Sao Mai chủ yếu là hội chứng tự kỷ, chiếm hơn 70%, tiếp đến là chậm PTTT chiếm gần 20%, còn lại là bại não và hội chứng down.
Để can thiệp hiệu quả, Trung tâm thường phân chia trẻ thành từng nhóm. Nhóm lớn: 10 trẻ có 2 cô; nhóm vừa và nhỏ 10 trẻ có 3 cô; can thiệp cá nhân thì 1 cô kèm 1 trẻ. Đầu tiên trẻ được cử nhân tâm lý ở phòng khám đánh giá các kỹ năng, tuổi khôn( IQ,DQ)/ Bác sỹ khám tổng thể và khám để chẩn đoán/tư vấn và giải đáp cho phụ huynh. Sau đó nếu trẻ vào học phụ huynh sẽ làm hồ sơ, nếu vào học phòng khám kết hợp với phòng giáo vụ để phân lớp phù hợp, giáo viên lớp nhận học sinh và tiếp tục quan sát để đánh giá các kỹ năng – tuổi khôn, điểm mạnh – yếu, thích – không thích, sợ gì không…sau 2 -3 tháng kết hợp cùng tâm lý phòng khám để có được “bức tranh tổng thể” của học sinh, giáo viên bắt đầu xây dựng chương trình cá nhân ngắn hạn, dài hạn cho trẻ ( dạy phát triển ngôn ngữ-giao tiếp, kỹ năng tự lập, Kỹ năng xã hội, phát triển vận động thô/tinh, nhận thức…) và giáo án được gửi lên phòng giáo vụ đánh giá xem đã phù hợp chưa, cán bộ phòng gửi lại cho giáo viên để bắt đầu can thiệp.Trong 1 tháng quan sát đánh giá, trẻ vẫn được học về chào hỏi, huấn luyện nội qui, vệ sinh tiêu tiểu đúng chỗ đúng giờ, tự lập ( tự xúc ăn, cầm cốc uống, tụt quần để đi vệ sinh….) tập ngồi khi vào giờ học chứ không chạy lung tung trong lớp/ huấn luyện độ tập trung chú ý.
Trẻ được các bác sĩ, cán bộ tâm lý, cán bộ quản lý chuyên môn, giáo viên lớp, nhà trị liệu cá nhân can thiệp bằng trị liệu ngôn ngữ, trị liệu tâm vận động, trị liệu giác quan, trị liệu mỹ thuật, trị liệu tâm lý, trị liệu nước, trị liệu hoạt động…
Nhằm giảm thiểu các khuyếm khuyết của trẻ trung tâm đã áp dụng nhiều phương pháp can thiệp giúp trẻ có thể phát triển các kỹ năng để ra học hòa nhập cùng các bạn : Phát triển tiềm năng hội họa, thể thao, âm nhạc; Phát triển kỹ năng xã hội; Phát triển kỹ năng vận động (thô và tinh); Phát triển nhận thức; Phát triển kỹ năng tự lập; Phát triển ngôn ngữ &kỹ năng sử dụng ngôn ngữ - phi ngôn ngữ để giao tiếp; Quản lý hành vi; Điều hòa giác quan; Phát triển kỹ năng chơi tương tác….hàng tháng có lịch bơi, đi dã ngoại ( công viên, bảo tàng, siêu thị..) do ô tô của TT đưa đón.
Mô hình can thiệp của Trung tâm là kết hợp y tế - giáo dục. Về y học thì sử dụng vitamin & thuốc bổ để nâng cao thể trang cho trẻ, thuốc giảm tăng động – giảm chú ý ( ADHD) cho một số trường hợp. về giáo dục thì sử dụng các phương pháp đặc biệt như: từng bước nhỏ, thay đổi kích thích, dạy học theo chuỗi, TEACCH, PECS, ABA, Floor Time, “câu chuyện xã hội”, dạy cá nhân trong tình huống riêng biệt (DTT), phát triển quan hệ xã hội (RDI),phương pháp chuyển hướng…
Trung tâm Sao Mai đang phát triển theo mô hình là một doanh nghiệp xã hội, tự chủ về tài chính bằng cách phát triển các dịch vụ để tạo nguồn thu. Như khám chẩn đoán trẻ khuyết tật trí tuệ,tự kỷ.. nhận học sinh khuyết tật trí tuệ & tự kỷ học bán trú, nhận học sinh can thiệp theo giờ (trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính), nhận đào tạo giáo viên thực hành dạy trẻ khuyết tật trí tuệ & tự kỷ (theo nhu cầu người học) cho các cơ sở mới thành lập,dịch vụ photo, quán cà phê, sửa chữ máy tính… Từ nguồn thu đó, Trung tâm tái đầu tư như mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác can thiệp, điều trị bệnh; đồ dùng dạy học, trả lương giáo viên… Tất cả vì quyền lợi của trẻ khuyết tật.