Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ đào tạo ngành Luật và Luật Kinh tế uy tín thì Trường Đại học Hoa Sen là sự lựa chọn lý tưởng. Trường được nhiều sinh viên đánh giá cao nhờ:
Nên học Luật hay Luật Kinh tế? 3 Yếu tố để lựa chọn phù hợp
Luật và Luật Kinh tế là hai ngành học tiềm năng và thu hút nhiều bạn trẻ hiện nay. Với những điểm tương đồng và khác biệt nhất định, việc lựa chọn nên học Luật hay Luật Kinh tế là câu hỏi khó đối với nhiều người. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về hai ngành học này để từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với bản thân!
Phân biệt ngành Luật và ngành Luật Kinh tế
Trước khi đưa ra quyết định nên học Luật hay Luật Kinh tế, bạn cần phân biệt được những điểm giống và khác nhau của hai ngành học này.
Luật và Luật Kinh tế đều là những ngành học thuộc lĩnh vực pháp luật. Cả hai ngành đều hướng đến mục tiêu là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong một lĩnh vực cụ thể. Từ đó góp phần duy trì trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia.
Sinh viên theo học 2 ngành này đều được trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng về pháp luật để có thể áp dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, theo học 2 ngành này cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với kỹ năng pháp lý và kiến thức chuyên môn, cử nhân 2 ngành có thể làm việc tại tòa án, văn phòng luật, tập đoàn, công ty… hay mở văn phòng riêng.
Ngành Luật và Luật Kinh tế có sự khác nhau về chương trình học cũng như vị trí công việc. Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Sinh viên ngành Luật được đào tạo chuyên sâu về pháp luật, được học các phương pháp vận dụng, phương pháp xử lý vấn đề… Ngoài ra, sinh viên ngành này cũng được học nhiều luật khác nhau như: luật lao động, luật dân sự, luật đất đai, luật hành chính, luật thương mại… Ngoài kiến thức chuyên sâu còn được trang bị cả các kỹ năng mềm như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Trong khi đó, sinh viên ngành Luật Kinh tế được học chuyên sâu về các luật kinh doanh thương mại, luật tài chính – ngân hàng, luật lao động, luật cạnh tranh… Được đào tạo giải quyết các tình huống trong hoạt động kinh doanh, xử lý các vấn đề tranh chấp nảy sinh trong kinh doanh… Ngoài kiến thức chuyên sâu, sinh viên ngành Luật Kinh tế còn được học cách vận dụng quy định pháp luật để tham gia bào chữa, tư vấn cho các cơ quan, doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp trong hoạt động kinh doanh.
Ngành Luật và Luật Kinh tế cũng có sự khác nhau về vị trí công việc. Theo đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có thể đảm nhận các công việc như: luật sư, công tố viên, giảng viên, chuyên viên tư vấn pháp luật, thẩm phán, trợ lý luật sư, giảng viên ngành Luật…
Trong khi đó, cử nhân ngành Luật Kinh tế có thể làm việc với các vị trí như: Luật sư kinh tế, chuyên viên pháp lý doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý thương mại quốc tế, chuyên viên pháp lý ngân hàng tài chính. Ngoài ra, khi được nâng cao trình độ chuyên môn, có thể đảm nhận công việc giảng viên chuyên ngành Luật Kinh tế tại các trường Đại học, Cao đẳng.
Lựa chọn Luật hay Luật Kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sở thích cá nhân, định hướng nghề nghiệp và năng lực bản thân. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố này trước khi đưa ra quyết định.
Lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích cá nhân là yếu tố then chốt để bạn có thể đạt được thành công và cảm thấy hứng thú trong học tập. Theo đó, nếu đam mê tìm hiểu về hệ thống pháp luật và giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, thì ngành Luật là lựa chọn phù hợp. Ngành học này sẽ giúp bạn tìm hiểu các quy tắc pháp luật chi phối mọi khía cạnh của đời sống xã hội, từ đó rèn luyện tư duy phản biện và khả năng lập luận sắc bén.
Ngược lại, nếu yêu thích kinh tế, quan tâm đến hoạt động kinh doanh và muốn ứng dụng pháp luật vào thực tiễn kinh tế, thì Luật Kinh tế sẽ là lựa chọn lý tưởng. Ngành học này cung cấp cho bạn kiến thức chuyên sâu về các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, thương mại quốc tế,… giúp bạn trở thành chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực kinh tế.
Mục tiêu nghề nghiệp tương lai cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn giữa Luật và Luật Kinh tế. Nếu bạn mong muốn trở thành luật sư, thẩm phán, công tố viên, hoặc làm việc trong các cơ quan nhà nước, thì Luật là lựa chọn phù hợp hơn. Ngành học này sẽ trang bị cho bạn kiến thức nền tảng về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế, giúp bạn đáp ứng yêu cầu công việc trong các lĩnh vực này.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, tài chính, hoặc làm việc tại các công ty, tập đoàn, thì Luật Kinh tế sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn. Ngành học này cung cấp kiến thức chuyên môn về luật kinh tế, giúp bạn tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, giải quyết các tranh chấp kinh tế, hoặc tham gia vào các hoạt động đầu tư, thương mại.
Nên học Luật hay Luật Kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào năng lực bản thân của mỗi người. Nếu bạn có khả năng tư duy logic, phân tích tốt, và có kỹ năng lập luận sắc bén, thì Luật là sự lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn có khả năng giao tiếp tốt, thích làm việc nhóm, và có tư duy sáng tạo và thích tìm hiểu về các vấn đề kinh tế thì nên cân nhắc ngành Luật Kinh tế.