Thời Gian Nghỉ Hè Của Học Sinh 2024

Thời Gian Nghỉ Hè Của Học Sinh 2024

Tất cả các cấp học đều kết thúc năm học vào ngày 31/5

Lịch nghỉ hè 2024-2025 của học sinh cả nước?

Theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ GD&ĐT ban hành, các cơ sở giáo dục sẽ hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ 2 trước ngày 25/5/2024 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2024.

Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6/2024. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2024.

Dựa vào kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 mà Bộ GD&ĐT tạo ban hành, thì địa phương sẽ quyết định lịch nghỉ hè của học sinh, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT.

[1] Cụ thể tại Hà Nội, học sinh các trường học sẽ kết thúc năm học chậm nhất trước ngày 31/5.

[2] Tại TPHCM, các trường hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ 2 trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.

[3] Tại Vĩnh Phúc, các trường hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và ngày kết thúc năm học trước ngày 31/5.

[4] Tại An Giang, các cấp học sẽ kết thúc học kỳ II từ ngày 19/5, riêng hệ giáo dục thường xuyên chậm nhất đến ngày 20/5; tổng kết năm học đồng loạt các cấp học trước ngày 31/5.

[5] Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày tổng kết năm học cấp mầm non, tiểu học từ 25-26/5; cấp THCS, THPT, giáo dục thường xuyên từ 25-27/5.

[6] Tại Bắc Giang, các cấp học cũng sẽ hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.

[7] Tại Hải Dương, bậc học mầm non sẽ hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ 2 trước ngày 19/5 và kết thúc năm học trước ngày 26/5; cấp tiểu học sẽ hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.

[8] Tại Hải Phòng, các trường kết thúc năm học trước ngày 31/5.

[9] Tại Yên Bái, các trường kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024

[10] Tại Trà Vinh, các trường kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024, cụ thể:

- Giáo dục mầm non: Từ ngày 08/01/2024 đến ngày 17/5/2024.

- Giáo dục phổ thông: Từ ngày 08/01/2024 đến ngày 18/5/2024.

- Giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông):

+ Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông: Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 11/5/2024.

+ Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông: Từ ngày 08/01/2024 đến ngày 18/5/2024.

[11] Tại Gia Lai, các trường kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024

[12] Tại Cần Thơ, các trường kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024

[13] Tại Bình Định, hoàn thành kế hoạch học kỳ 2 trước 25/05 kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024

[14] Tại Quảng Nam, thời gian bế giảng năm học: Từ ngày 25/5/2024 đến 30/5/2024

Với sinh viên đại học, tùy theo kế hoạch đào tạo của mỗi trường, thường lịch nghỉ hè 2024 của sinh viên các trường đại học, cao đẳng sẽ từ 2-3 tháng, có thể ngắn hơn so với lịch nghỉ hè của học sinh.

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên các trường phổ thông công lập gồm những ngày nào?

Căn cứ quy định Điều 5 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm

1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:

a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;

b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Như vậy, giáo viên thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phổ thông công lập gồm những ngày sau:

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động 2019), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)

- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động 2019.

Lưu ý: Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Giáo viên nghỉ tết có được hưởng nguyên lương không?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

Căn cứ quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 thng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, giao viên vẫn sẽ được hưởng nguyên lương trong 5 ngày nghỉ tết âm lịch.

Thời gian nghỉ tết năm 2024 của học sinh, giáo viên trên cả nước? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải đảm bảo điều kiện gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:

[1] Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:

- Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ 1 có 18 tuần, học kỳ 2 có 17 tuần);

- Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).

+ Đối với các lớp 8, lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 11, lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).

+ Đối với các lớp 6, 7 cấp trung học cơ sở và lớp 10 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ 1 có 18 tuần, học kỳ 2 có 17 tuần).

[2] Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.

[3] Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.

[4] Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.

[5] Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

Học sinh các bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên ở TP.HCM sẽ nghỉ hè từ ngày 26/5.

Theo kế hoạch năm học mà UBND TP.HCM ban hành, học kỳ II năm học 2024 sẽ từ ngày 15/01 đến ngày 25/5.

Thời gian bế giảng năm học của các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 31/5.

Như vậy tuỳ vào lịch bế giảng của các trường, học sinh TP.HCM sẽ bắt đầu nghỉ hè từ ngày 26/5.

Trong thời gian nghỉ hè, các quận huyện sẽ tổ chức tuyển sinh đầu cấp. Thời gian tuyển sinh kéo dài đến ngày 01/8.

Đối với học sinh cuối cấp (lớp 9 và 12), thời gian nghỉ hè muộn hơn do ôn thi. Năm nay kỳ thi vào lớp 10 TP.HCM diễn ra vào ngày 06 - 07/6. Thí sinh tham dự 4 bài thi tự luận bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (Ngoại ngữ 1 đang học tại trường) và một bài thi chuyên theo đúng môn đăng ký.

Học sinh TP.HCM sẽ bắt đầu nghỉ hè từ ngày 26/5

Còn kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6. Trong đó, ngày 26/6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27, 28/6 các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ngày 29/6 sẽ là ngày thi dự phòng.

Theo kế hoạch năm học 2023-2024 của Bộ GD-ĐT, kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.

Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7. Thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học: Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần). Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục THCS và THPT).

Đối với lớp 9 cấp THCS và lớp 12 cấp THPT có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần). Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp THCS và lớp 10, lớp 11 cấp THPT có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).