Truyền Thống La Gì Gdcd 7

Truyền Thống La Gì Gdcd 7

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 31-10-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Trận địa pháo của Lữ đoàn Pháo binh 75 khai hỏa tiêu diệt mục tiêu trong diễn tập. Ảnh: baoquankhu7

Sau khi thống nhất đất nước, năm 1976, Đoàn Pháo binh 75 chuyển về xây dựng lực lượng pháo binh ở Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9. Riêng Quân khu 7 được mang phiên hiệu Trung đoàn 75 (Lữ đoàn Pháo binh 75 ngày nay). Bộ tư lệnh Quân khu 7 quyết định lấy ngày pháo binh Miền đánh trận lớn đầu tiên vào sân bay Biên Hòa 31-10-1964 là ngày truyền thống của Lữ đoàn Pháo binh 75 ngày nay.

- Ngày 31-10-1987: Lữ đoàn 87, Cục Tác chiến điện tử, Bộ Tổng Tham mưu thành lập. Trải qua 35 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lữ đoàn 87 ngày càng khẳng định được vị trí vai trò là lực lượng tác chiến điện tử chuyên trách của Bộ Quốc phòng, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn hiện nay, lữ đoàn tập trung làm tốt công tác giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ; chú trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện thực hành, hợp luyện, diễn tập nội bộ và tham gia diễn tập của trên sát thực tế chiến đấu.

- Ngày 31-10-2006: Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập, SSCĐ của LLVT Quân khu 5 và các đơn vị của Bộ Quốc phòng đứng chân trên địa bàn miền Trung, Tây Nguyên, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 179/2006/QĐ-QP thành lập Trường bắn Quốc gia khu vực 2 tại xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (nay là Trung tâm huấn luyện Quân sự Quốc gia 2). Từ đó, ngày 31-10 trở thành ngày truyền thống của đơn vị.

- Ngày 31-10-2020: Học viện Quân y tổ chức họp báo công bố thành công ca ghép ruột từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam.

Với thành công này, Việt Nam là nước thứ 20 ghi danh vào danh sách các nước thực hiện kỹ thuật ghép ruột thành công trên thế giới. Đây là thành công lớn trong sự nghiệp ghép tạng của Việt Nam và mở ra cơ hội tươi sáng cho những bệnh nhân đang điều trị.

- Ngày 31-10-2021: Tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ công bố Nghị quyết thành lập thành phố Từ Sơn.

Để tạo động lực phát triển cho Từ Sơn nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngày 22-9-2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 387/NQ-UBTVQH15 thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Tại buổi lễ, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng thành phố sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, sớm trở thành đô thị văn minh, hiện đại, phát triển hài hòa, luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của vùng Kinh Bắc, đáp ứng lòng mong đợi, tin tưởng của Đảng và Nhà nước.

- Ngày 31-10-1999: Chuyến bay 990 của Hãng hàng không Ai Cập Egypt Air từ New York đi Cairo đã rơi xuống Đại Tây Dương sau khi cất cánh một thời gian ngắn. Toàn bộ 217 hành khách và nhân viên phi hành đoàn có mặt trên chiếc máy bay đều thiệt mạng.

- Ngày 31-10-2018: Ấn Độ khánh thành bức tượng cao nhất thế giới. Bức tượng này có tên là “Tượng Thống nhất”, nằm ở Kewadyia, bang Gujarat, Ấn Độ. Tượng Thống nhất được xây dựng nhằm tôn vinh nhà lãnh đạo chính trị và văn hóa Sardar Vallabhbhai Patel trong cuộc chiến giành độc lập từ thực dân Anh năm 1947. Với chiều cao kỷ lục 182m bên sông Narmada, bang Gujarat, Tượng Thống nhất cao hơn Tượng Nữ thần Tự do tới 87m và soán ngôi bức tượng Trung Nguyên Đại Phật 153m của Trung Quốc để trở thành bức tượng cao nhất thế giới. Tượng đài được đúc khuôn từ xấp xỉ 1.850 tấn đồng.

- Ngày 31-10-2019: Theo Reuters, hỏa hoạn kinh hoàng đã xảy ra trên một tàu hỏa ở Pakistan, khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và 40 người khác bị thương. Vụ cháy xảy ra khi tàu di chuyển qua thị trấn Rahim Yar Khan thuộc tỉnh Punjab, miền Nam Pakistan. Nguyên nhân gây hỏa hoạn được cho là do một bình gas du lịch của khách hàng mang theo để nấu ăn sáng trên tàu bị rò rỉ và phát nổ.

QUỲNH OANH (Tổng hợp từ Bảo tàng Hồ Chí Minh,Báo điện tử Quảng Ninh, Báo điện tử Đồng Nai , Báo điện tử Nhân Dân và onthisday.com)

Mong muốn giảm áp lực cho các trại giam

Tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an chuyên ngành Cảnh sát điều tra nhưng Thượng tá Phùng Văn Huế lại có duyên với nghề Cảnh sát trại giam. Năm 2004, anh nhận lệnh về công tác tại Trại giam Ninh Khánh, Cục V26 (Nay là Cục C10), Bộ Công an (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) với nhiệm vụ của một người trinh sát trại giam.

Ngày ấy, Hoa Lư còn là nơi heo hút, khó khăn của tỉnh Ninh Bình. Những năm về trước, đây là vùng điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, giao thông và mặt bằng dân trí so với các khu vực khác trong tỉnh còn hạn chế. Phạm nhân chấp hành án ở trại giam lại là những đối tượng hình sự đặc biệt nguy hiểm, trong đó có nhiều tay anh chị giang hồ, nhiều lần vào tù ra tội. Vì thế, công việc của người cán bộ trại giam vô cùng vất vả và gian lao. Nhưng bằng sự nhiệt thành, đam mê và nhiệt huyết, ông luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để cảm hóa, giáo dục những mảnh đời lầm lỗi hoàn lương, giúp họ làm lại cuộc đời.

Năm 2010, thực hiện quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII), ông đã được điều động về Phòng Tham mưu, Cục Tham mưu chính trị, Tổng cục VIII. Năm 2018, thực hiện theo mô hình tổ chức mới, ông chuyển về Phòng Chuyên đề nghiên cứu, khoa học, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Cục C10), Bộ Công an.

Hơn 20 năm gắn bó với công tác quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Thượng tá Phùng Văn Huế đã để lại nhiều dấu ấn trong công tác tham mưu, đề xuất lãnh đạo các cấp về chủ trương, chính sách trong lĩnh vực công tác thi hành án hình sự (THAHS), thi hành quyết định đưa người vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng… nhất là trong nghiên cứu tham gia xây dựng Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và năm 2019, Luật Đặc xá năm 2018, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020…

Trong đó, việc nghiên cứu tham mưu, xây dựng Luật THAHS sửa đổi, bổ sung năm 2019 là đạo luật nhiều trăn trở và dành nhiều tâm huyết nhất của ông. Thượng tá Phùng Văn Huế kể lại: “Trước khi Luật THAHS được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019, chúng tôi đã có thời gian họp liên tục trong suốt 06 tháng 10 ngày, thậm chí có những hôm mải mê xây dựng, bàn luận về những vấn đề trong đạo Luật đến khi nhìn lên đã thấy kim đồng hồ chỉ hơn 1h sáng”.

Tuy nhiên, Thượng tá Phùng Văn Huế vẫn bày tỏ mong muốn sau này, nếu sửa đổi, bổ sung Luật THAHS năm 2019 sẽ quy định rõ hơn về việc tổ chức khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Bởi từ kinh nghiệm thực tiễn công tác tại đơn vị cơ sở quản lý trại giam ở địa phương, ông nêu quan điểm: “Nhiều phạm nhân từ chỗ không có nghề nghiệp, thậm chí còn không biết chữ nhưng khi đến trại giam chấp hành án phạt tù phạm nhân đã được học chữ, học nghề, được lao động thực hành tại các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, khu lao động tập trung của trại giam đã hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân”.

Đây vừa là chủ trương, chính sách hình sự nhân đạo của Đảng, Nhà nước được cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ của phạm nhân, là cách nhanh nhất để giúp các phạm nhân sau khi chấp hành xong hình phạt tù trở về với gia đình, xã hội có điều kiện thuận lợi trong tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Ông chia sẻ: “Khi nghe đến việc đưa phạm nhân ra ngoài trại giam lao động, hướng nghiệp, dạy nghề còn có ý kiến cho rằng như vậy là thả phạm nhân ra ngoài, có thể xảy ra nhiều tình huống bất trắc, không quản lý được dẫn đến vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự xã hội”. Tuy nhiên, để ra ngoài trại giam lao động số phạm nhân này được lựa chọn rất kỹ, có đơn xin đi lao động, xếp loại cải tạo khá, tốt, mức án ít nghiêm trọng, phạm tội lần đầu… và phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong quá trình lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.

Bên cạnh đó, công tác giáo dục tư tưởng, định hướng nghề nghiệp thì việc đưa những phạm nhân ra ngoài lao động sẽ là sự chuẩn bị rất thiết thực cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng sắp tới của phạm nhân. Mặt khác, nếu phát huy tốt sự kết hợp này, hàng chục ngàn lao động sẽ được trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất và tạo ra của cải vật chất, góp phần đầu tư trở lại xây dựng các công trình phục vụ quản lý, giam giữ phạm nhân nhằm nâng cao điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, cơ sở vật chất và tinh thần cho chính các phạm nhân, đồng thời giảm áp lực cho các trại giam của Bộ Công an.

Đẩy mạnh công tác PBGDPL cho phạm nhân

Trách nhiệm trong công việc là yếu tố được Thượng tá Phùng Văn Huế đặt lên hàng đầu. Ông nhấn mạnh dù ở bất cứ công việc nào, cũng phải nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công tác, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Ngành Công an giao phó. Ông luôn tâm niệm “Cái gì càng khó, càng khổ thì càng phải học hỏi và nỗ lực để hoàn thiện nó”.

Chính vì thế, khi được điều động về Phòng Chuyên đề, nghiên cứu khoa học, Cục C10, Bộ Công an với vai trò là Trưởng phòng. Thượng tá Phùng Văn Huế luôn động viên, khích lệ tinh thần làm việc của anh em, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Ông cho biết, Phòng 5 là đơn vị tham mưu nhiều lĩnh vực công tác, nhiều vấn đề khác nhau, như: Công tác pháp chế và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền PBGDPL, nhân quyền, bảo vệ bí mật nhà nước, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, công tác dân chủ, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, thư viện, bảo tàng truyền thống và đối thoại hợp tác quốc tế; thường xuyên phối hợp với các đơn vị khác trong Bộ Công an và các bộ, ngành khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Với quân số biến chế chính thức gần 10 người, khối lượng công việc lại đồ sộ như vậy nên một người đảm nhận nhiều đầu việc là chuyện bình thường. Ngay cả đến chính bản thân ông nhiều khi hết giờ làm việc, ông lại sắp xếp chồng tài liệu mang về nhà để làm việc tiếp. Nhiều công việc phải giải quyết như vậy nhưng Thượng tá Phùng Văn Huế luôn mong muốn nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, xuất bản các đầu sách do ông chủ biên, đồng chủ biên để truyền tải tới đồng chí, đồng đội và cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng nói riêng những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn đồng thời hoàn thiện hệ thống lý luận về công tác thi hành án phạt tù, thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Hiện tại, ông đã có rất nhiều đầu sách chuyên khảo được xuất bản phục vụ chính công tác của lực lượng và làm tài liệu nghiên cứu tham khảo tại Công an các đơn vị, địa phương, một số trường Công an nhân dân như: Mô hình quản lý, giáo dục cải tạo người chấp hành án tại cộng đồng của một số quốc gia trên thế giới; hệ thống hóa các văn bản pháp luật về THAHS; thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân; công tác của lực lượng Cảnh sát trại giam 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành… Đây đều là những nội dung do ông tự nghiên cứu, tìm tòi, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn và quá trình công tác của mình… Đồng thời cũng góp phần làm tốt tuyên truyền, PBGDPL cho phạm nhân tại các trại giam của Bộ Công an.

Thượng tá Phùng Văn Huế nói: “Trước đây tôi từng có thời gian công tác tại đơn vị cơ sở, trực tiếp quản lý phạm nhân tại trại giam ở địa phương cũng tham gia giảng dạy, tuyên truyền, PBGDPL cho các phạm nhân ở đây, qua đó đã trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật để các phạm nhân có điều kiện tiếp cận, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. Sau này, tôi còn nhận được thư cảm ơn của những phạm nhân như phạm nhân Trần Văn Chung quê Nam Định, phạm nhân Phùng Anh Vũ quê Hà Nội…

Đặc biệt, có những kỷ niệm khi tôi ra đường có những anh đứng lại và chào “thầy” hoặc chào “cán bộ” làm chính bản thân tôi giật mình. Đứng lại nói chuyện mới biết đó là những anh phạm nhân ngày trước do tôi trực tiếp quản lý, giáo dục nay đã chấp hành xong án phạt tù trở về với cộng đồng, là công dân lương thiện, có ích cho xã hội. Chính điều đó làm tôi càng được thôi thúc phải làm gì đó để tiếp tục tuyên truyền pháp luật đến những phạm nhân khác để họ có đủ kiến thức không tái vi phạm pháp luật sau khi chấp hành xong án phạt tù”.

Bên cạnh đó, ông cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ Công an xây dựng phim ngắn “Hoa về nẻo thiện” để tuyên truyền, PBGDPL; phối hợp thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục phổ biến pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021” của Chính phủ.

Một tham vọng khác, cũng được Thượng tá Phùng Văn Huế ấp ủ, đó chính là tổng hợp các đề tài khoa học từ trước đến nay, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng để biên soạn, xuất bản thành các đầu sách với mục đích làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ sau này. Ông nêu quan điểm, đấy đều là những kinh nghiệm xương máu, những giải pháp căn cơ, hiệu quả cho anh em cán bộ, chiến sĩ vận dụng trong công tác của mình. Nếu không có người tìm đến xuất bản thành sách, những kinh nghiệm, giải pháp đó sẽ chỉ nằm yên lưu trữ trong thư viện mà thôi. “Trách nhiệm của tôi là phải tìm tòi và tổng hợp chúng lại” - Thượng tá Phùng Văn Huế chia sẻ.

Được biết, trải qua hơn 20 năm công tác trong lực lượng Công an nhân dân Thượng tá Phùng Văn Huế đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; nhiều lần được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Tổng cục Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; 03 lần đạt Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” và nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”…

Dấu ấn trên giảng đường và xây dựng đơn vị

Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến sinh năm 1966, quê gốc ở xã Thanh An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Trong gần 40 năm cuộc đời binh nghiệp, ông có gần 10 năm thực tế công tác ở Quảng Trị, Cao Bằng trên nhiều cương vị khác nhau, từ Đội trưởng Trinh sát, Phó Đồn trưởng Trinh sát, Trưởng phòng Trinh sát, Phó Chỉ huy trưởng, Chỉ huy trưởng và 4 năm trên cương vị Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP)…

Bảng thành tích và dấu ấn của ông trong nhiệm vụ bảo vệ cương thổ quốc gia, phên dậu Tổ quốc rất nhiều. Sau khi tốt nghiệp đào tạo sỹ quan Biên phòng, từ 1986-2009, ông được phân công làm công tác giảng dạy, quản lý tại Học viện Biên phòng và đi thực tế tại BĐBP Lạng Sơn, Quảng Trị, Cao Bằng.

Luôn tìm tòi cái mới cùng ý chí học tập, trong chặng đường binh nghiệp của mình, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến đã hoàn thành nhiều chương trình đào tạo với vai trò học viên ở Học viện Biên phòng, Đại học Luật Hà Nội, Học viện Biên phòng Liên bang Nga, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Quốc phòng.

Năm 2012, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý nhà nước về an ninh trật tự khu vực biên giới biển của BĐBP”. Năm 2018, với những cống hiến xứng đáng trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới và nghiên cứu khoa học, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến vinh dự được Nhà nước phong hàm Phó Giáo sư ngành Khoa học quân sự.

Từ tháng 6/2017 đến nay, ông giữ cương vị Phó Tham mưu trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu BĐBP và được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 2020. Xen giữa những lần nhận nhiệm vụ ở các tuyến biên giới, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến 5 lần quay về trường cũ công tác với vai trò giảng viên, Phó trưởng khoa và Trưởng khoa.

Ông cũng góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu, biên soạn 7 đầu sách phục vụ đào tạo đại học và sau đại học, 4 đề tài nghiên cứu khoa học và công bố gần 40 bài viết trên các tạp chí khoa học uy tín.

Một trong những dấu ấn của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến là việc ông đã góp phần xây dựng, củng cố tác phong làm việc của cán bộ, chiến sĩ dưới quyền. Bởi trước đây, đã từng xuất hiện những biểu hiện chưa chấp hành nghiêm các quy định, điều lệnh quân đội tại những đơn vị trước khi ông về nhận công tác.

Tại tỉnh biên giới Quảng Trị, khi Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến vào nhận nhiệm vụ chỉ huy, nội bộ đơn vị khi đó khá rối ren, phức tạp vì chỉ huy cũ bị kỷ luật. Việc đầu tiên mà ông quyết tâm thực hiện là ổn định tình hình nội bộ. Trực tiếp tham mưu cho Tỉnh ủy và Bộ Tư lệnh BĐBP những giải pháp sắc gọn và bản thân ông gương mẫu thực hiện vì danh dự của một người lính biên phòng, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến đã ghi “bàn thắng ngoạn mục” với việc được bầu làm Tỉnh ủy viên với số phiếu tuyệt đối.

Trong 3 năm 2019-2021, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến vinh dự được Bộ Quốc phòng tặng 3 bằng khen về những thành tích xuất sắc trong tham gia xây dựng Luật Dân quân tự vệ, Luật BPVN, thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn và hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người; pháp luật Việt Nam về chống tra tấn trong quân đội” giai đoạn 2016-2020.

Với Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, một trong những tiêu chí của chỉ huy đồn biên phòng là phải thành thạo trong sử dụng, huấn luyện các loại hỏa lực. Nhiều chỉ huy cấp đồn mới đầu “lo sốt vó” trước những yêu cầu khắt khe của ông khi được “triệu” lên kiểm tra tác phong đội ngũ, điều lệnh… ở mọi cấp độ trong 6 tháng liên tiếp. Cho đến khi cán bộ quân sự và cán bộ chính trị đều đảm đương tốt cả hai vai trò thì mới được “cho qua” phần sát hạch này. Nhờ đó, từ các đồn, trạm cho đến khu vực cửa khẩu, cán bộ, chiến sĩ mỗi ngày một chuyên nghiệp hơn trong nhiệm vụ, góp phần xây dựng hình ảnh người lính “quân hàm xanh” chính quy nhưng rất đỗi gần gũi.

Những cống hiến của ông dù trên bục giảng hay nơi biên giới, dù ở thao trường hay tại các hội thảo nghiên cứu hàn lâm... luôn được đồng đội, học trò và đồng bào các dân tộc nơi biên giới ghi nhận trân trọng.

Dấu ấn trong Luật Biên phòng Việt Nam

Ngày 11/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) với tỷ lệ rất cao. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022. Để có được thành quả nhằm “Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân” (Điều 3 Luật BPVN), Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến và các cộng sự đã mất 14 tháng 17 ngày để nghiên cứu, soạn thảo, chỉnh sửa, tranh luận về mặt pháp lý… với một số bộ, ngành, cơ quan.

Là một sĩ quan cao cấp quân đội, một nhà khoa học, một thầy giáo, Thiếu tướng, PGS.TS Hoàng Hữu Chiến luôn tìm tòi, sáng tạo và không ngừng tư duy, xem xét từ vấn đề cụ thể để rút ra nhưng vấn đề lớn, bao trùm rồi tự đúc rút ra bài học và kinh nghiệm. Trong quá trình thực hiện, ông luôn đề ra yêu cầu cao với bản thân và luôn phấn đấu để hoàn thành mục tiêu ấy.

Ông thường xuyên đi khảo sát cơ sở, lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành và chính quyền, đoàn thể, nhân dân các tỉnh, thành biên giới để qua đó, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

“Ban đầu, khi trình Dự án Luật ra Quốc hội, đã có một số ý kiến trái chiều do chưa hiểu rằng đây là căn cứ pháp lý bảo vệ biên giới quốc gia và lợi ích dân tộc. Chúng tôi đã chứng minh, phân tích bằng những lý lẽ xác đáng nhất, dù mất rất nhiều thời gian, công sức. Biên phòng là tổng thể hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc”, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến nói.

Với trọng trách được giao, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành 3 văn bản quy phạm pháp luật gồm: Luật BPVN, Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; Thông tư 173/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều Nghị định 96/2020/NĐ-CP.

Ông cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị biên phòng tổ chức triển khai thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch. Từ 2019 đến nay, Bộ Tư lệnh BĐBP đã rà soát, phân loại gần 1.000 văn bản, qua rà soát đã đề nghị công bố hết hiệu lực gần 400 văn bản; đề xuất xử lý những văn bản có nội dung chồng chéo với các văn bản pháp luật liên quan; góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng BĐBP.

Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến chia sẻ: “Nhiệm vụ xây dựng, ban hành Luật BPVN vô cùng quan trọng. Do đó, tôi luôn xác định phải dốc hết thời gian, tâm huyết và tri thức để phối hợp với Ban soạn thảo hoàn thiện dự Luật đúng với mục đích, yêu cầu mà Ban Chỉ đạo đề ra. Đảm bảo chuyển hóa một cách sâu sắc, triệt để các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, phương thức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Đảng vào thực tiễn xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia”.

Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến đã tham gia đầy trách nhiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động đối ngoại biên giới như các kỳ giao lưu hữu nghị, hoạt động kết nghĩa giữa các đơn vị BĐBP Việt Nam và lực lượng bảo vệ biên giới Trung Quốc, Lào, Campuchia. Nhiều thành tựu của BĐBP trong giai đoạn gần đây như tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phê duyệt Đề án Quy hoạch đồn, trạm Biên phòng đến năm 2021 và những năm tiếp theo; phê duyệt Đề án Tổ chức lực lượng BĐBP giai đoạn 2017-2021 và những năm tiếp theo... đều có đóng góp đáng ghi nhận của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến.