Tư Duy Của Trẻ 5-6 Tuổi

Tư Duy Của Trẻ 5-6 Tuổi

Ở mỗi một giai đoạn trẻ em sẽ có những sự thay đổi rất lớn về mặt tư duy cũng như nhận thức. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập cũng như tích lũy kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 5 tuổi sẽ giúp cha mẹ có được phương pháp dạy trẻ thích hợp hơn trong tương lai.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Các bạn nên bổ sung cho bé những dưỡng chất tốt cho não bộ như: Omega 3,6,9, acid folic, vitamin B1,B2,B6,B12, kẽm, sắt và iot…Những thực phẩm tốt cho bé mà cha mẹ nên bổ sung hàng ngày như: thịt bò, trứng gà, sữa tươi, cá hồi, trái cây, rau xanh… Ngoài việc, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng ở trên thì cha mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các chất như DHA, ARA  giúp trẻ hoàn thiện não bộ hơn.

Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi

Theo A.X Macarenco, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nga: “ Nền tảng của giáo dục chủ yếu được xây dựng từ khi trước 5 tuổi, nó chiếm đến 90% chất lượng của cả quá trình giáo dục”. Và giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn kiến tạo những cấu trúc về mặt cơ thể và tâm lý, còn giai đoạn từ 3 – 5 tuổi là giai đoạn tiếp nhận những kỹ năng và kiến thức làm nền tảng cho sự hình thành nhân cách và năng lực. Vì thế, khi trẻ được 5 tuổi thì bé đã có khả năng tiếp thu một lượng kiến thức không nhỏ.

Với khả năng tiếp thu như vậy, nên trẻ luôn cần những môi trường cung cấp đủ kiến thức để trẻ thỏa sức khám phá và trải nghiệm. Đồng thời, lúc này não bộ, đặc biệt là vùng trán phát triển mạnh, giúp trẻ biết lên và sắp xếp kế hoạch, được tự chủ về những hoạt động mình làm. Trẻ thích được tham gia trải nghiệm ở nhiều môi trường khác nhau, có thể là những lớp học vẽ, những buổi dã ngoại cùng cô giáo hoặc cùng gia đình, những buổi thực hiện khoa học, những hoạt động trải nghiệm thực tế...

Ở giai đoạn giao thoa giữa một em bé với một “sinh viên lớp Một”, trẻ thể hiện những đặc điểm như:

Trẻ 5-6 tuổi có thể dễ dàng tiếp nhận mọi từ ngữ, cả những từ ngữ tích cực/lẫn tiêu cực mà trẻ nghe được. Do đang trong quá trình học ngôn ngữ nên vô tình, trẻ sẽ ứng dụng toàn bộ vốn từ nghe được vào cuộc sống của mình.

Đây là một trong những thời điểm ghi nhận khả năng giải quyết vấn đề của trẻ hình thành như một bản thể độc lập. Thông qua việc bắt chước và tiếp thu những hành vi/cách ứng xử của những người xung quanh, trẻ tạo cho mình cách xử lý riêng với từng việc. Điều này thể hiện khi trẻ đói, hoặc khi cần thuyết phục người khác cho đi chơi, hoặc trẻ muốn xem tivi...

Xem ngay: Lợi ích của tương tác xã hội thể hiện qua nhóm trẻ

Phát triển khả năng ghi nhớ trực quan

Trẻ 5 tuổi đã biết sử dụng cơ chế liên tưởng trong quá trình ghi nhớ các sự vậy, sự việc và hiện tượng. Ở giai đoạn này trí nhớ có ý nghĩa đã được thể hiện rõ nét khi trẻ đã có thể gọi tên đồ vật, hoa quả, thức ăn, vật dụng trong gia đình…Bên cạnh trí nhớ về đồ vật thì âm thanh và ngôn ngữ cũng được hình thành giúp trẻ có thể hiểu và giao tiếp được với những người xung quanh.

Sự phát triển của xúc cảm, tình cảm và ý chí

Đối với đời sống tình cảm của trẻ 5 tuổi ngày càng phát triển rõ rệt hơn. Tình cảm đạo đức đã ngày càng được nâng cao do trẻ đã lĩnh hội được các chuẩn mực trong hành vi, quy tắc ứng xử. Trẻ có thể cảm thấy bối rối và có lỗi sau khi làm sai việc gì.

Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển được tình cảm thẩm mỹ tức là biết rung động trước cái đẹp như nếu thấy bức tranh vẽ bông hoa đẹp bé đã biết khen và cảm thấy thích thú. Nhìn chung cảm xúc của trẻ giai đoạn này khá phong phú.

Việc phát triển và bộc lộ ý chí của trẻ 5 tuổi ở giai đoạn này thể hiện ở việc trẻ có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà người lớn giao cho hay không. Để giáo dục ý chí cho trẻ giai đoạn này cần phải giáo dục động cơ của hành động cần thực hành.

Sự phát triển động cơ và sự hình thành nên hệ thống động cơ

Từ lứa tuổi từ 4-5 tuổi các động cơ “vì xã hội” của trẻ đã bắt đầu hình thành. Bé đã biết thực hiện những hành động mang lại lợi ích cho người khác và đã bắt đầu thực hiện theo sáng kiến của riêng mình.

Động cơ và hành vi của trẻ đã trở nên muôn màu, muôn vẻ. Bé hành động để tự khẳng định mình, muốn tăng khả năng nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh, hay động cơ thi đua, động cơ xã hội…Các bạn cần phải quan tâm đến nội dung động cơ của trẻ để phát huy những động cơ tích cực và ngăn chặn động cơ tiêu cực.

Phát triển tư duy mang tính cụ thể

Ở giai đoạn này, bé đã phát triển tư duy mang tính cụ thể. Bạn chỉ có thể tìm hiểu các hình tượng sinh động, rõ rệt mới gây nên sự chú ý mới thu hút được trẻ ở độ tuổi này. Do đó, ở giai đoạn này bố mẹ muốn dạy học cho con phải phối hợp giữa giảng giải với việc sử dụng các giáo cụ trực quan.

Khi trẻ 5 tuổi đã có khả năng phân loại và sắp xếp được các đồ vật. Để kiểm tra khả năng phân loại của trẻ, các bạn có thể sắp xếp lẫn lộn một số đồ chơi như táo, chuối, lê, con mèo, con chó…Sau đó bạn đề nghị trẻ sắp xếp và các sự vật cùng loại với nhau. Trẻ 5 tuổi sẽ nhanh chóng sắp xếp được chúng thành 2 nhóm ngay.

Bố mẹ nên làm gì để phát triển tư duy cho trẻ 5 tuổi ?

5 Năm đầu đời được xem là thời điểm vàng để cha mẹ phát triển tư duy và não bộ cho trẻ em. Chính vì thế, để giúp bé hoàn thiện khả năng tư duy ngay từ bây giờ các bạn nên thực hiện việc sau đây:

Cấu trúc não bộ của trẻ 5-6 tuổi

Trong 3 năm đầu đời, kích thước não bộ của trẻ đã phát triển bằng 80% não bộ của người lớn. Và đến năm trẻ 5 -6 tuổi, bộ não của trẻ đã có thể phát triển gần bằng não người lớn về cả kích thước cũng như khối lượng. Theo các nghiên cứu, dù hầu hết sự phát triển của não bộ diễn ra trong khoảng 3 năm đầu sau sinh nhưng những năm tiếp theo đó, não bộ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh một cách mạnh mẽ. Điều đó kích thích và khiến trẻ học rất nhanh, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Trẻ không chỉ học những kiến thức cơ bản mà còn có thể hiểu về những quy tắc xã hội, khái quát hóa các đồ vật giống nhau, biết cách chơi các môn thể thao và các trò chơi có quy tắc như cá ngựa, cờ vua, có thể thực hiện một số công việc, sự sáng tạo, thậm chí trẻ còn học được cách xây dựng kế hoạch đơn giản....

Không hẳn là với sự phát triển mạnh mẽ của não bộ như vậy mà trẻ có thể sống và làm việc như một người trưởng thành. Tuy nhiên sự phát triển não bộ ở lứa tuổi này giúp trẻ khám phá, dung nạp và ứng dụng các kiến thức vào cuộc sống một cách triệt để.

Xây dựng chương trình học phù hợp

Đối với trẻ ở mẫu giáo lớn thì hoạt động học tập chủ yếu vẫn là “học mà chơi, chơi mà học”. Nên cha mẹ cần phải thiết kế một chương trình học vừa hấp dẫn vừa sinh động thu hút sự chú ý của trẻ. Trong giai đoạn này sự chú ý của trẻ sẽ tập trung vào các hình ảnh  nhiều màu sắc nên các tiết học phải thực sự trực quan. Âm thanh cũng là yếu tố giúp thu hút trẻ do đó các bạn có thể lồng ghép vào trong bài học.