Xuất Khẩu Điều Sang Mỹ

Xuất Khẩu Điều Sang Mỹ

Cục Xuất nhập khẩu cho biết ngay từ tháng 8/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh trở lại. Ngành điều Việt Nam đặt kỳ vọng lớn sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam.

Hạt điều thô muốn xuất khẩu được phải tra qua 12 bước:

Hạt điều thô => Sàng bụi => Hấp => Phân loại hạt => Tách vỏ cứng => Sấy nhân => Làm ẩm => Bóc vỏ lụa => Tách sót lụa => Cạo lụa => Phân loại => Đóng gói xuất khẩu ( hoặc chế biến thành phầm rồi đóng gói xuất khẩu)

Càn tập trung các hạt thô lại và kiểm tra kỹ càng. Chỉ chọn các hạt đủ tiêu chuẩn, màu sắc đồng đều để đảm bảo chất lượng thành phẩm sau này.

Công tác sảng bụi giúp loại bỏ đất, cát, đá. bụi bẩn và những tạp chất khác đang lẫn trong hạt điều thô

Hạt điều thô sau khi sàng bụi sẽ được đưa vào lồng hấp. Quá trình hấp kéo dài từ 20 – 50 phút, sau đó hạt điều được làm nguội và đưa vào các khay đựng. Sau khi hấp thì vỏ hạt điều trở nên mềm hơn. Giúp tạo khoảng cách giữa lớp vỏ xốp và vỏ lụa, giúp việc cắt tách được tiện hơn.

Mỗi kích cỡ hạt sẽ có giá tri tương đối khác nhau. Nên hạt điều cần phải được phân loại kích thước cẩn thận. Việc phân kích cỡ hạt cũng giúp việc cắt tách say này được dễ dàng hơn.

Quá trình cắt tách cần phải giảm thiểu tối đa mức bể gãy của hạt. Nên sử dụng các loại máy móc hỗ trợ để tỷ lệ bể được giảm xuống( chỉ từ 5-8%)

Nhiệt độ cao trong máy sấy sẽ làm chín nhân hạt điều. Làm vỏ lụa tách dần khỏi phần nhân. Nhiệt độ cao cũng giúp loại bỏ các loài vi sinh vật gây bệnh.

Làm ẩm bề mặt nhân hạt giúp quá trình tách vỏ lụa được dễ hơn.

Quá trình bóc vỏ lụa cũng cần lưu ý giảm thiểu tỷ lệ bể, gãy nhân. Khâu bóc vỏ lụa cần đảm bảo vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ.

Kiểm tra lại và bóc các hạt còn sót lụa

Để thành phẩm có màu trắng ngà, hơi cong, đẹp mắt thì không được cạo vỏ lụa phạm vào nhân điều. Khi cạo phải cạo nhẹ tay. Hạt điều bị cạo phạm vào sẽ dễ bị mốc.

Cần phân loại hạt điều theo màu sắc và kích cỡ theo chuẩn AFI. Hoặc cũng có thể phân loại theo yêu càu của đối tác.

Hạt điều được đóng gói vào các túi hút chân không để hạn chế bị nấm mốc. Có thể đóng gói chung với gói hút ẩm để bảo quản được lâu. Tuy nhiên cần xem thêm các quy định về gói hút ẩm của nơi cần xuất khẩu đến. Cũng cần lưu ý là mỗi bang của Mỹ có thể có những chính sách khác nhau cho từng hạng mục nhập khẩu. Vì vậy cần xem xét thật kỹ nhãn hiệu gói hút ẩm hoặc gói hút oxy khi đóng gói kèm theo hạt điều.

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ cần tuân thủ nhiều quy định liên quan. Và khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng thì vẫn xuất hiện nhiều rủi ro trong kiện tụng. Vì vậy các doanh nghiệp hạt điều tại Việt Nam nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ cần tìm hiểu rõ thị trường này. Tránh bị tổn thất do vận chuyển hoặc bị trả hàng, kiện tụng,…

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng gấp 168 lần, từ 450

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 25 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng gấp 168 lần, từ 450 triệu USD vào năm 1995 khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao, lên mức 1,5 tỷ USD năm 2001 khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương và lên gần 75,7 tỷ USD năm 2019. Trong vòng 10 tháng năm 2020, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 73,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,3 tỷ USD. Có thể thấy Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng lớn nhất trong xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh kinh tế số, tập trung phát triển thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, đô thị thông minh, đảm bảo vấn đề an toàn, an ninh mạng, xuất khẩu của Việt Nam được dự đoán sẽ còn phát triển hơn nữa.

Các nhà cung cấp toàn cầu và nhà sản xuất muốn xuất khẩu sang Hoa kỳ cần lưu ý những gì từ hàng hóa đến những yêu cầu về dịch vụ, thủ tục hải quan, thuế và thuế quan để tự tin hơn khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ để tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ kinh doanh quốc tế mạnh mẽ hơn sẽ được tổng hợp ở bài viết của Innovative Hub.

Quy trình chế biến hạt điều xuất khẩu:

Quy trình chế biến hạt điều xuất khẩu cũng tương tự như quy trình chế biến cung ứng nội địa. Mối quan tâm hàng đầu của hàng xuất khẩu chính là thị hiếu người dùng và luật pháp liên quan của nước cần xuất đến.

THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG MỸ

Bên cạnh những tiềm năng hấp dẫn, doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

Cạnh tranh thị trường cao: Là một cường quốc kinh tế thế giới, Mỹ là miếng bánh ngon mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hưởng đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh sẽ cực kỳ cao, thị trường có khả năng bão hòa nên doanh nghiệp cần làm gì để nổi bật giữa đám đông là một bài toán khó.

Kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng cao: Người tiêu dùng Hoa Kỳ khi mua hàng trực tuyến có những yêu cầu về thông tin rõ ràng liên quan đến quy trình sản xuất, nơi sản xuất hàng hóa, truy thu nguồn gốc hàng hóa, tính bền vững và thân thiện với môi trường của sản phẩm. Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin để tránh tình trạng gửi hàng lại nhà cung cấp hay nguy cơ bị yêu cầu hoàn tiền.

Sự kiện giảm giá, khuyến mãi: Các sự kiện giảm giá cũng như khuyến mãi hấp dẫn được xem như mồi câu cơm thu hút khách hàng mua sắm trên nền tảng trực tuyến. Việc tổ chức các sự kiện giảm giá cũng giúp các nhà bán tăng doanh thu cũng như bán hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các sự kiện giảm giá này chính là nhà bán có thể đối mặt với nguy cơ kiếm lời hay lợi nhuận không nhiều.

Sự khác nhau giữa các khu vực: Người dân ở các tiểu bang khác nhau sẽ có nhu cầu và xu hướng mua hàng khác nhau, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ hành vi mua sắm để có chiến lược kinh doanh hiệu quả

Không có “miếng bánh” nào là dễ ăn khi kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp muốn thành công cần trang bị kiến thức kỹ càng để tự tin hơn. Xem thêm các bài viết của Innovative Hub – Đại lý ủy quyền của Alibaba tại Việt Nam để cập nhật các tin tức về xuất khẩu, bán hàng trực tuyến và có cái nhìn tổng quan hơn về các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

TỔNG QUAN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Bất chấp các gián đoạn mà đại dịch gây ra, các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã dần khôi phục được nền kinh tế, xuất khẩu cũng đang đi vào hoạt động sôi nổi hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu từ Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Việt Nam,.. đang dần mở rộng quy mô, cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sang thị trường Hoa kỳ.

Thị trường Hoa Kỳ được biết đến là nhà sản xuất hay nhà cung cấp quốc tế với nhiều cơ hội tốt nhất để phát triển cho doanh nghiệp. Người mua ở Mỹ đã quá quen thuộc với các quy trình mua hàng trực tuyến hay nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng với sức mua và độ yêu thích mua hàng trực tuyến ngày càng được phủ sóng rộng rãi, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh cả trên nền tảng B2B lẫn B2C.

Theo phân tích thị trường Hoa Kỳ năm 2020 của Statista: Số người dùng internet hoạt động ở Mỹ là 284 triệu người, Số lượng người mua hàng từ các kênh trực tuyến đạt 256 triệu người, Quy mô thị trường Thương mại điện tử B2B đang hoạt động ở Hoa Kỳ đạt 1.9 nghìn tỷ USD. Số liệu này đã chứng minh rằng Hoa Kỳ mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa như: Là thị trường tiêu dùng rộng mở với gần 300 triệu người tiêu dùng, Thị trường Hoa Kỳ là thị trường đa dạng ngôn ngữ và văn hóa đồng nghĩa với việc thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ cũng đa dạng hơn, Văn hóa kinh doanh thoải mái hơn các nước khác cùng với pháp quyền mạnh mẽ, Là thị trường tiêu dùng sáng tạo.

Theo Forbes, Việt Nam lọt top 2 các đối tác thương mại của Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất từ đầu năm đến nay. Đặc biệt, trong năm 2021, Mỹ tiếp tục chiến đấu chống lại dịch bệnh cùng với thói quen tiêu dùng thay đổi của người tiêu dùng được xem là miếng bánh ngon đối với các nhà sản xuất.

Theo dữ liệu từ Alibaba.com, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể và có sự gia tăng mạnh mẽ đối với các mặt hàng chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và vật tư y tế.