1.500 AUD (25,5 triệu đồng) một tháng là chi phí tiêu chuẩn với du học sinh Australia, trong đó tiền thuê nhà là khoản chiếm nhiều nhất, theo đánh giá của các nhà tư vấn.
Hà Nội được mệnh danh là thủ đô nghìn năm văn hiến, mang đậm dấu ấn lịch sử, nét đẹp văn hóa và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Do đó, nơi đây là địa điểm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Nếu bạn đang có ý định đến đây nhưng còn băn khoăn không biết du lịch Hà Nội cần bao nhiêu tiền là đủ thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của VnNews360 nhé!
Để dự trù được chi phí cho chuyến đi du lịch Hà Nội, các bạn cần lên kế hoạch trước về phương tiện đi lại, nơi lưu trú, ăn uống và những địa điểm mình sẽ tham quan. Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể tham khảo:
Đối với các bạn ở gần Hà Nội, có thể dễ dàng lựa chọn nhiều loại phương tiện đến đây như: xe máy, xe khách, tàu hỏa,….Tuy nhiên, với những bạn ở xa thì chỉ có thể di chuyển bằng tàu hỏa hoặc máy bay và chi phí cũng sẽ cao hơn. Cụ thể, vé tàu hỏa từ TP.HCM đi Hà Nội có giá khoảng 1.100.000 đồng/chiều, vé máy bay không ưu đãi sẽ tầm hơn 2.000.000đồng/chiều. Khi đến Hà Nội, bạn cũng có rất nhiều lựa chọn về phương tiện di chuyển trong thành phố, cụ thể như:
- Xe máy: Xe máy cho khách du lịch thuê ở Hà Nội có giá từ 100.000 đồng - 200.000 đồng/ngày/chiếc, tùy vào loại xe. Lựa chọn loại phương tiện này, bạn sẽ chủ động được trong vấn đề đi lại, không phải phụ thuộc vào lịch trình có sẵn như các loại xe khác. Ngoài xe máy tự lái thì cũng có dịch vụ hướng dẫn du lịch bằng xe máy, bạn chỉ việc ngồi sau xe và ngắm cảnh Hà Nội, tài xế sẽ kiêm hướng dẫn viên du lịch để giúp chuyến đi của bạn trở nên thú vị hơn.
- Xe điện: Đây là loại xe vừa được đưa vào hoạt động cách đây không lâu. Xe điện chỉ chạy trong nội ô thành phố, cước phí sẽ tính theo giờ. Cụ thể, bạn sẽ phải trả tổng cộng 200.000đồng/35phút hoặc 300.000 đồng/60 phút nếu đi 7người.
- Xích lô: Loại hình du lịch xích lô thường chỉ được khách nước ngoài lựa chọn vì mới lạ còn với du khách trong nước thì giá hơi “chát”. Dạo một vòng Hồ Hoàn Kiếm có giá là 200.000 đồng.
- Xe buýt: Xe buýt sẽ là loại phương tiện phù hợp cho các bạn muốn tiết kiệm chi phí và muốn thử trải nghiệm cảm giác du lịch mới lạ hơn. Có rất nhiều tuyến xe buýt trong nội ô và cả ngoại ô thành phố, chỉ cần cách vài phút là sẽ có một chuyến xe mà giá chỉ vài nghìn đồng/chuyến. Ngoài ra, còn có loại xe buýt chuyên dành riêng để phục vụ du lịch là xe buýt hai tầng. Tuy nhiên, loại xe này sẽ không thuận lợi để di chuyển vào ngày mưa hoặc ngày nắng gắt. Xe buýt hai tầng có giá từ 219.000 đồng - 479.000 đồng/tour 1 ngày hoặc 2 ngày.
- Xe bon bon: Xe bon bon cũng là một loại hình tương tự như xe buýt nhưng được thiết kế theo kiểu truyền thống, chỉ phục vụ cho khách du lịch và dừng tại các địa điểm tham quan. Mỗi chuyến xe cách nhau 30 phút. Giá vé xe bon bon tầm 350.000 đồng/người/ngày. Nếu bạn mua vé combo cho gia đình sẽ được ưu đãi hơn.
Vì là thành phố du lịch nên loại hình lưu trú ở Hà Nội cũng rất đa dạng. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể ở nhà nghỉ bình dân có giá tầm 120.000 đồng/đêm hoặc ở dorm trong homestay. Khách sạn có giá từ 150.000 đồng trở lên cho phòng một giường. Bạn nên đặt phòng trước để không phải mất thời gian đi tìm khi đến nơi và cũng chủ động được về chi phí.
Hà Nội có thể được xem là một thiên đường ẩm thực vì hội tụ rất nhiều món ăn nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt nhất là phở. Phở Hà Nội ở những quán lớn có giá tầm 50.000 đồng/tô, quán nhỏ bình dân có giá tầm 35.000 đồng. Ngoài ra, còn có rất nhiều món mà bạn nên thưởng thức như: bún chả, bún đậu, bánh cuốn, bún thang, chả cá Lã Vọng, bún riêu,….Bạn cũng đừng quên tham khảo giá và review trước khi đến quán nhé!
Các địa điểm tham quan lịch sử ở nội ô thành phố thường sẽ không tốn phí tham quan hoặc phí từ 30.000 đồng trở xuống. Ngoài ra, các ngôi làng nghề truyền thống ở ngoại ô thành phố cũng không mất phí tham quan. Gần Hà Nội cũng có rất nhiều khu du lịch, địa điểm tham quan thích hợp cho chuyến đi trong ngày mà bạn có thể khám phá như: làng cổ Đường Lâm (20.000 đồng/vé), vườn quốc gia Ba Vì (60.000 đồng/vé), chùa Hương (50.000 đồng/vé đi đò), một số khu du lịch sinh thái khác,….
Nếu bạn xuất phát từ TP.HCM bằng tàu hỏa, thuê xe máy tự lái, ở nhà nghỉ và ăn uống ở những địa điểm bình dân, không quá đắt thì chi phí du lịch Hà Nội trong 2 ngày 1 đêm sẽ tầm 5.000.000 đồng. Còn đối với những bạn ở gần Hà Nội hơn, có thể tiết kiệm được chi phí di chuyển thì sẽ cần khoảng 2.000.000 đồng. Bạn nên mang theo nhiều hơn số tiền dự trù một chút để phòng những trường hợp phát sinh hoặc mua quà mang về nhé.
Trên đây là thông tin về các chi phí khi đi du lịch Hà Nội mà VnNews360 muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết du lịch Hà Nội khoảng bao nhiêu tiền và cũng dự trù được chi phí cho chuyến đi sắp tới của mình.
Bạn đang băn khoăn nên du lịch Hà Nội tự túc hay theo tour? Hãy cùng BestPrice xây dựng chi phí nhé!
- Du lịch Hà Nội tự túc:+ Vé máy bay khứ hồi: khoảng 1.500.000đ.+ Khách sạn: 1.500.000đ cho 3N2Đ (khách sạn 3 sao)+ Ăn uống: khoảng 1.000.000đ (hoặc có thể hơn tùy theo nhu cầu của mỗi người)Tổng chi phí tự túc vào khoảng 4.000.000đ chưa chi phí vui chơi tham mua sắm.- Bạn có thể tham khảo tour Hà Nội city tour 1 ngày của BestPrice chỉ từ 650.000đ hoặc tour trọn gói liên tuyến Ninh Bình, Hạ Long, Sapa,...giá chỉ từ 5.200.000đ.
Trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng
Tân sinh viên năm 2024 đang háo hức mong đợi điểm chuẩn xét tuyển sẽ được các trường đại học công bố từ ngày 17/8 tới. Song, một nỗi lo khác được đặt cạnh là học phí, chi phí học tập ngày càng đắt đỏ, nhất là tại những thành phố lớn như TPHCM.
Đặng Thủy (quê Nghi Lộc, Nghệ An) đang học năm 2 tại một trường đại học ở quận Gò Vấp, TPHCM. Ngay từ khi Thủy nhập học năm nhất, mẹ của em cũng phải tạm xa quê để vào TPHCM làm giúp việc, kiếm tiền nuôi con ăn học.
Thủy chia sẻ, hai mẹ con thuê một căn phòng trọ trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Lâm, phường 3, quận Bình Thạnh với chi phí 1,6 triệu đồng/tháng, đã bao gồm điện, nước, phí sinh hoạt.
"Phòng rộng khoảng 8m2, không cửa sổ, không có giường hay bất cứ đồ đạc nào. Dù ban ngày hay ban đêm thì đều nóng bức, khó thở. Hầu như em phải mở cửa ngủ cả ngày lẫn đêm. Dẫu vậy, em cũng phải cố gắng vì gia đình không có điều kiện", Thủy chia sẻ.
Căn phòng trọ vỏn vẹn 8m2 của Đặng Thủy (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Ngoài tiền trọ, Thủy sẽ tốn thêm khoảng 3 triệu đồng tiền ăn, các phát sinh khác 500.000 đồng... Như vậy, cô sẽ phải tiêu tốn khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng.
Là tân sinh viên năm học tới, Phan Duy (cựu học sinh Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Bình Phước) thu xếp lên TPHCM sớm để kiếm chỗ trọ rẻ, đồng thời tìm thêm việc làm để trang trải chi phí học tập.
Duy thuê căn trọ trên đường Trường Sa, quận Bình Thạnh với giá 1,5 triệu đồng/tháng, diện tích chưa tới 10m2. Các chi phí khác cũng nằm trong khoảng 4 triệu đồng.
Còn Ngọc Mai (sinh viên năm 2, ngành truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Gia Định) cho biết mình tiết kiệm lắm cũng tốn 3-4 triệu đồng/tháng.
Cô nàng quê Kiên Giang liệt kê số tiền mỗi tháng cần chi: Tiền ký túc xá 1,3 triệu đồng; tiền điện nước 300.000 đồng; chi phí phát sinh cho việc học 500.000 đồng; mua sắm quần áo, đồ dùng cá nhân 1,1 triệu đồng; đi chơi và ăn uống cùng bạn bè 400.000 đồng...
"Bố mẹ vẫn thường gửi đồ ăn ở dưới quê lên, em tự nấu nướng nên không phát sinh tiền ăn uống nhiều. Dù vậy, mỗi tháng em cũng tốn khoảng gần 4 triệu đồng cho chi phí sinh hoạt khác", Mai nói.
Nữ sinh tâm sự cô ở ký túc xá trong trường với 4 bạn khác nên tiết kiệm tiền trọ hơn, phòng ốc rộng rãi, sạch sẽ, không tốn chi phí đi lại song cũng khá bất tiện bởi ở đông nên phức tạp.
Không thuê trọ cũng tốn 3-5 triệu đồng/tháng
Dù ở với gia đình, song mỗi tháng Đăng Nguyễn (quận 12, TPHCM) cho biết vẫn phải xin mẹ khoảng 2-3 triệu đồng.
Các chi phí cần chi như: Xăng xe 650.000 đồng; chi phí cho học tập, các khóa học kỹ năng khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng; hoạt động trải nghiệm 300.000 đồng; đi ăn uống bên ngoài 700.000 đồng; mua sắm 100.000 đồng...
Một phụ huynh đi tìm phòng trọ cho con chuẩn bị đi học đại học (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Còn Mỹ Duyên (Quy Nhơn, Bình Định) cũng không tốn chi phí nhà trọ do sống cùng chị gái, nhưng vẫn phát sinh thêm khoản khác.
Cô nói rằng mình sẽ chi tiền ăn trưa khoảng 1,5 triệu đồng; xăng xe 500.000 đồng; chi phí mua giáo trình, in bài tập, bút vở 500.000 đồng; trang điểm, dưỡng da 1 triệu đồng; mua quần áo và các phát sinh khác 1 triệu đồng... Tổng chi phí cho 1 tháng khoảng 4,5 triệu đồng.
Mai Vy (sinh viên năm 3, Trường Đại học Luật TPHCM) dành khoảng 5 triệu mỗi tháng cho sinh hoạt cá nhân. Cô quê Biên Hòa, Đồng Nai cảm thấy may mắn khi ở cùng bà ngoại nên được "bao" tiền thuê nhà và tiền điện nước.
Các khoản phát sinh thêm gồm: Xăng xe 300.000 đồng; ăn uống 3 triệu đồng; liên hoan với bạn bè 500.000 đồng, cà phê và nước uống, ăn vặt 500.000 đồng; du lịch ngắn ngày (nếu có) 1 triệu đồng...
Mai Vy dành khoảng 5 triệu đồng cho cá nhân dù đã được gia đình "bao" tiền ở, điện nước (Ảnh: NVCC).
Mức chi phí khoảng 5 triệu đồng (chưa bao gồm học phí và các mua sắm lớn như máy tính, điện thoại, xe máy...) gần như là chi phí tối thiểu để có thể sinh sống, học tập tại trung tâm TPHCM.
Với các sinh viên học ở vùng ven thành phố, mức chi phí có thể thấp hơn một phần, song cũng là khoản tiền lớn với nhiều gia đình ở nông thôn.
Sinh viên "nhà giàu" tốn hàng chục triệu đồng
Với "con nhà giàu", chi phí học đại học sẽ có mức cao hơn, thậm chí lên đến hàng chục triệu mỗi tháng. Hồi đầu năm, một nữ sinh tên T. (sinh viên Trường Đại học Văn Lang) gây xôn xao khi chia sẻ chi 25 triệu đồng mỗi tháng cho những "sinh hoạt cơ bản".
Do không có nhà ở TPHCM, nữ sinh cùng bạn thuê một căn chung cư 2 phòng ngủ giá 8,5 triệu đồng/tháng. Tính cả tiền điện nước, số tiền này chia đều thành 5 triệu đồng/người/tháng.
Các khoản chi phí cần thiết khác cho một tháng được cô liệt kê gồm: Chi phí ăn uống, cà phê, xăng xe 4,5 triệu đồng; tiền học phí đại học 5 triệu đồng, học thêm kỹ năng 2 triệu đồng; tập thể hình 4,5 triệu đồng; gội đầu dưỡng sinh 500.000 đồng...
Ngoài ra, do đặc thù công việc làm thêm liên quan tới hình ảnh nên nữ sinh này dành 2 triệu đồng cho chi phí quần áo, mỹ phẩm và 2 triệu đồng cho trang điểm đi sự kiện.
Mức chi tiêu 25 triệu đồng/tháng của sinh viên "nhà giàu".
Tổng chi phí mỗi tháng cho cuộc sống của T. khoảng 25 triệu đồng.
"Đây là mình đang tiết kiệm lắm vì công việc liên quan tới hình ảnh và mình cũng đang theo đuổi lối sống tối giản", nữ sinh này cho hay.
Nữ sinh bày tỏ do đặc thù công việc và yếu tố khác nữa nên chi phí này đối với sinh viên hơi nhỉnh hơn một chút nhưng với các bạn khác chỉ tốn khoảng 5-7 triệu đồng/tháng cũng đã thảnh thơi rồi.
Câu chuyện chi phí học tập, sinh hoạt là vấn đề nan giải với nhiều gia đình. Để tiết kiệm chi phí học tập, nhiều sinh viên chọn phương án đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ.
TS Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Gia Định, cho hay tùy vào điều kiện hoàn cảnh, địa lý, ngôi trường theo học, công việc làm thêm mà mỗi sinh viên sẽ có mức chi tiêu sinh hoạt khác nhau.
Song, để không bị áp lực kinh tế trong khoảng thời gian học đại học, TS Toàn khuyên mỗi gia đình cần chọn môi trường học tập phù hợp với điều kiện gia đình, không nên quá cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Ông cho hay, ngoài học phí hàng tháng, những khoản cần thiết khác như: Tiền thuê trọ, điện nước, ăn uống, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giải trí… Chưa kể, quá trình học tập đại học sẽ phát sinh thêm tiền giáo trình, tiền máy tính, tiền học thêm kỹ năng…
"Với những gia đình chưa có nhiều điều kiện nên lựa chọn trường có mức học phí vừa phải, địa điểm trung tâm để thuận tiện đi làm thêm. Tạo áp lực kinh phí sẽ phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, khó khăn cho cha mẹ", ông Toàn nói.
* Tên các sinh viên đã được thay đổi