Tại Đức, mọi công dân có thu nhập lớn hơn 11.604 €/năm thì đều có quyền và nghĩa vụ thuế. Vậy đối với người nước ngoài thì sao? Du học nghề Đức có phải đóng thuế không? Hãy đọc ngay bài viết này để nắm rõ những quy định mới nhất về thuế ở Đức, từ đó biết được mức thu nhập chịu thuế và các trường hợp được miễn thuế khi du học nghề bên Đức.
Các khoản thuế cần nộp khi du học nghề tại Đức
Khi đi du học nghề ở Đức, các bạn có thể phải nộp một số khoản thuế cơ bản như thu nhập cá nhân hoặc thuế nhập cảnh. Cụ thể như sau:
Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên tổng thu nhập của bạn trong năm tài chính. Theo quy định, bạn sẽ phải đóng thuế theo các mức lũy tiến từ 0%-45%. Nghĩa là thu nhập càng cao thì tỷ lệ phần trăm nộp thuế càng lớn. Cụ thể như sau:
Đối với trường hợp, các bạn có thu nhập từ việc làm thêm bán thời gian hoặc các khoản thu nhập khác. Khi đó, tổng thu nhập hàng năm sẽ được cộng lại để xác định mức thuế phải đóng.
– Thu nhập từ việc làm bán thời gian: 12.000 EUR/năm
– Thu nhập từ việc làm sau khi du học: 30.000 EUR/năm
– Tổng thu nhập: 42.000 EUR/năm
– Mức miễn thuế cơ bản: 11.604 EUR (áp dụng cho năm trước)
– Khoản thu nhập chịu thuế: 42.000 EUR – 11.604 EUR = 30.396 EUR
Số thuế phải đóng sẽ được tính dựa trên khoản 30.396 EUR này, theo các mức thuế suất lũy tiến (từ 14% đến 45%) tương ứng với từng phần thu nhập.
Các bạn thấy rằng, thuế thu nhập chỉ áp dụng cho phần thu nhập vượt mức miễn thuế, giúp giảm gánh nặng cho những người có thu nhập thấp hơn.
Thuế nhập cảnh tại Đức được tính dựa trên giá trị hàng hóa và tỷ lệ thuế nhập khẩu hiện hành, thường là 19%. Đặc biệt, nếu bạn có hộ chiếu sinh viên hoặc giấy chứng nhận du học sẽ được miễn thuế nhập cảnh cho các vật phẩm cá nhân và không mang giá trị kinh tế cao.
– Hàng hóa nhập khẩu: Máy tính xách tay trị giá 1.500 EUR
– Thuế nhập khẩu: 19% của 1.500 EUR = 285 EUR
Trường hợp, các bạn có giấy chứng nhận du học, khoản thuế 285 EUR này sẽ được miễn hoàn toàn. Bởi, chiếc máy tính được xem là vật phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân trong quá trình học tập ở Đức.
Tìm hiểu ngay: Quy định làm thêm ở Đức mới nhất 2025
Giải đáp: Du học nghề Đức có phải đóng thuế không?
Trên thực tế, du học nghề Đức có phải đóng thuế không? Câu trả lời là CÓ nếu thu nhập vượt mức 450 EUR/tháng. Nhưng nếu thu nhập nhỏ hơn 450 EUR/tháng hoặc thời gian du học ở Đức dưới 6 tháng thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Để tính thuế thu nhập cá nhân, trước tiên bạn cần xác định tổng thu nhập hàng năm từ công việc làm thêm. Tiếp theo, sử dụng các khoản miễn thuế và giảm trừ thu nhập để xác định phần thu nhập chịu thuế. Dựa trên thu nhập chịu thuế này, bạn sẽ áp dụng mức thuế suất tương ứng để tính ra số thuế phải nộp.
Nếu bạn có thu nhập làm thêm tại Đức là 16.000 EUR và mức miễn thuế là 9.744 EUR. Khi đó, thu nhập chịu thuế của bạn đạt 6.256 EUR. Mức thuế suất áp dụng sẽ dao động từ 14% trở xuống, tùy thuộc vào tổng thu nhập của bạn.
Ngoài thuế thu nhập, du học sinh nghề ở Đức còn phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Tuy nhiên, loại thuế này không phải khoản mà du học sinh trực tiếp đóng. Bởi, nó đã được tính vào giá thành của các sản phẩm và dịch vụ mà bạn sử dụng hàng ngày. Mức VAT hiện nay tại Đức khoảng 19% đối với hầu hết các sản phẩm và dịch vụ. Đối với các mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm, sách, báo,… sẽ chịu mức thuế VAT là 7%.
Nhìn chung, khi thực hiện việc đóng thuế tại Đức, du học sinh nghề sẽ nhận được một số quyền lợi hấp dẫn. Cụ thể bao gồm:
– Hỗ trợ bảo hiểm xã hội: Một phần thuế thu nhập sẽ được sử dụng để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp. Qua đó giúp du học sinh được bảo vệ sức khỏe và hưởng các chế độ an sinh xã hội khi gặp khó khăn.
– Chế độ nghỉ phép và trợ cấp: Các khoản thuế đóng góp cũng giúp du học sinh nghề được nhận chế độ nghỉ phép, trợ cấp thất nghiệp nếu tham gia vào hệ thống lao động chính thức tại Đức.
– Được tính vào thu nhập hưu trí: Khoản đóng thuế sẽ được tính vào quá trình tích lũy để hưởng lương hưu sau này. Điều này có thể mang lại lợi ích tuyệt vời cho du học sinh khi về hưu hoặc gặp những sự thay đổi trong công việc.
– Khả năng yêu cầu hoàn thuế: Nếu thu nhập không vượt quá mức miễn thuế, các bạn có thể yêu cầu hoàn thuế vào thời điểm cuối năm. Nhờ đó, các bạn tiết kiệm một khoản chi phí sinh hoạt đáng kể.
– Quyền lợi về thuế ưu đãi: Du học sinh nghề còn được hưởng khoản miễn giảm thuế hoặc ưu đãi thuế đặc biệt nếu các khoản chi tiêu hợp lệ. Ví dụ như: chi phí học tập, bảo hiểm y tế hoặc chi phí sinh hoạt trong một số trường hợp,…
Việc đóng thuế không chỉ là nghĩa vụ mà còn giúp du học sinh nghề được hưởng nhiều quyền lợi tuyệt vời sau này. Chính vì thế, các bạn hãy chấp hành nghiêm túc việc đóng thuế trong thời gian sinh sống và làm việc tại Đức.
Giải đáp: Năm 2025, Du học nghề Đức có được định cư không?
Thuế của du học nghề Đức là bao nhiêu?
Trả lời: Thuế của du học nghề Đức khoảng 14%-45%, tùy thuộc vào tổng thu nhập trong năm của bạn. Nếu tổng thu nhập trong 1 năm của bạn nhỏ hơn 11.604 €/năm thì sẽ được miễn thuế. Còn nếu thu nhập dao động 11.604 đên 66.760 €/năm thì nộp 14% thuế; thu nhập từ 66.760 đến 277.825 €/năm thì nộp 42% thuế và thu nhập trên 277.825 €/năm thì nộp 45% thuế.
Du học sinh Đức có phải đóng thuế không?
Trả lời: Du học sinh Đức CÓ đóng thuế nếu thu nhập của du học sinh trong 1 tháng trên 450 EUR. Tuy nhiên, nếu thu nhập dưới 450 EUR mỗi tháng hoặc chưa học tại Đức quá 6 tháng sẽ không phải đóng thuế
Du học sinh nghề ở Đức có được hoàn thuế không?
Du học sinh nghề tại Đức có thể được hoàn thuế nếu tổng thu nhập hàng năm dưới ngưỡng chịu thuế, hiện là 11.604 EUR (theo quy định mới nhất). Trong trường hợp đã đóng thuế nhưng thu nhập không vượt mức này, bạn có thể nộp đơn xin hoàn thuế và nhận lại số tiền đã đóng. Quy trình hoàn thuế được thực hiện qua Sở tài chính, cơ quan này sẽ xem xét và quyết định mức hoàn thuế dựa trên các giấy tờ và thu nhập thực tế của bạn.
Như vậy, các bạn đã nắm rõ thông tin: du học nghề Đức có phải đóng thuế không? một cách chính xác. Theo đó, những bạn có thu nhập từ việc làm thêm dưới 450 EUR/tháng được miễn thuế thu nhập cá nhân. Còn nếu vượt mức 450 EUR/tháng phải đóng thuế. Cho nên, khi sang Đức học tập và làm việc các bạn phải tìm hiểu thật kỹ quy định đóng thuế để thuận lợi trong quá trình sinh sống tại đây. Điều quan trọng là các bạn phải thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan thuế tại Đức tránh những vấn đề không đáng có. Ngoài ra, các bạn đừng quên ghé thăm trang web JVNET để cập nhật thông tin mới nhất về chương trình du học nghề Đức.
Bộ Y tế ngày 24/12 cho phép người nhập cảnh ngắn ngày không phải cách ly y tế, song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.
Quy định này được Bộ Y tế nêu trong Hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày), ban hành ngày 24/12.
Hôm 22/12, Đại sứ quán một số nước đề nghị Việt Nam miễn cách ly người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh, có xét nghiệm PCR âm tính. Lý do là ngày 16/12, Bộ Y tế hướng dẫn người nhập cảnh tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh sẽ cách ly tại nhà 3 ngày, không được ra khỏi nơi lưu trú và tiếp xúc với người xung quanh trong thời gian này. Người nhập cảnh chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine được cách ly tại nơi lưu trú 7 ngày; xét nghiệm PCR hai lần vào ngày thứ 3 và thứ 7.
Như vậy, theo quy định mới, tất cả trường hợp nhập cảnh dưới 14 ngày không phải cách ly tập trung. Họ không phải cách ly y tế nhưng phải tuân thủ đầy đủ quy định về phòng, chống dịch Covid-19, không tiếp xúc với cộng đồng, không để lây nhiễm chéo trong quá trình làm việc.
Người nhập cảnh ngắn ngày và người tiếp xúc với họ phải thực hiện đầy đủ quy định 5K, tự theo dõi sức khỏe. Khi có một trong các biểu hiện: sốt, ho, đau rát họng hoặc khó thở thì thông báo cho cơ quan quản lý và y tế địa phương. Những người này phải có bảo hiểm y tế quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức mời cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp bị mắc Covid-19.
Trường hợp sau thời gian làm việc ngắn ngày, người nhập cảnh tiếp tục có nhu cầu ở lại Việt Nam làm việc thì phải thực hiện các quy định hiện hành về nhập, xuất cảnh và phòng, chống dịch.
Ngoài ra, hướng dẫn mới của Bộ Y tế còn quy định về thời gian xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh đối với người đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi Covid; vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 tính từ ngày nhập cảnh đối với người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều (giữ nguyên như trước). Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày, trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng... phải báo cho y tế địa phương.
Vào tháng 8, Bộ Y tế quy định người nhập cảnh Việt Nam đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 và xét nghiệm PCR âm tính vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày; theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo.
Đối tượng áp dụng của hướng dẫn này là những người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày bao gồm: Người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ; Người nhập cảnh không phải mục đích ngoại giao công vụ (Nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, kinh doanh, thương mại, nghiên cứu thị trường cùng thân nhân và các đối tượng theo thỏa thuận với từng quốc gia); Những người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày trong quá trình làm việc tại Việt Nam. Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ: người nhập cảnh ngắn ngày không phải cách ly y tế song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt, không tiếp xúc với cộng đồng, đảm bảo an toàn cho người nhập cảnh ngắn ngày và những người tiếp xúc, không để lây nhiễm chéo trong quá trình làm việc và không lây nhiễm ra cộng đồng.
Trường hợp người nhập cảnh dự kiến làm việc, hoạt động tại nhiều địa phương cần phải có kế hoạch, phương án di chuyển rõ ràng và được địa phương liên quan chấp thuận.
Người nhập cảnh ngắn ngày và người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày phải thực hiện đầy đủ quy định 5K, tự theo dõi sức khỏe, khi có một trong các biểu hiện: sốt, ho, đau rát họng hoặc khó thở thì thông báo cho cơ quan quản lý và y tế địa phương để xử lý theo quy định.
Bộ Y tế lưu ý việc lập danh sách toàn bộ những người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày trong quá trình làm việc, đi thực địa. Nơi lưu trú (khách sạn, nơi lưu trú do doanh nghiệp thu xếp, cơ sở lưu trú khác) được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Bố trí riêng khu vực lưu trú cho người nhập cảnh ngắn ngày. Tuyệt đối không để lây nhiễm chéo tại nơi lưu trú và lây nhiễm ra cộng đồng. Người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ được miễn chi trả (trừ chi phí lưu trú tại khách sạn theo nguyện vọng).
Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ, trường hợp sau thời gian làm việc ngắn ngày mà người nhập cảnh tiếp tục có nhu cầu ở lại Việt Nam làm việc phải thực hiện các quy định hiện hành về nhập, xuất cảnh và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Người đã được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi COVID-19 kết thúc thời gian làm việc trước 3 ngày kể từ ngày nhập cảnh phải tự theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú đến hết ngày thứ 3, không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú. Thực hiện xét nghiệm SARS- CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính sẽ tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày, thực hiện đầy đủ quy định 5K. Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng... phải báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.
Trường hợp kết thúc thời gian làm việc sau 3 ngày và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính vào ngày thứ 3 tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày, thực hiện đầy đủ quy định 5K. Nếu có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng… phải báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.
Đối với người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine COVID-19: kết thúc thời gian làm việc trước 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh phải tự cách ly tại nơi lưu trú đến hết ngày thứ 7. Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 tính từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày, thực hiện đầy đủ quy định 5K. Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng… phải báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.
Trường hợp kết thúc thời gian làm việc sau 7 ngày và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR âm tính vào ngày thứ 7 tiếp tục theo dõi sức khỏe đến hết 14 ngày, thực hiện đầy đủ quy định 5K. Nếu có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng… phải báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính sẽ xử lý theo quy định.
Đối với người nhập cảnh không phải mục đích ngoại giao công vụ, Bộ Y tế nêu rõ trước khi nhập cảnh, đơn vị, tổ chức mời lập danh sách người dự kiến nhập cảnh vào Việt Nam, cam kết chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi mời người nhập cảnh vào Việt Nam và cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp bị mắc COVID-19.
Người nhập cảnh phải có: Kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh; Giấy chứng nhận bảo hiểm y tế quốc tế còn hiệu lực hoặc cam kết chi trả chi phí điều trị của đơn vị, tổ chức mời trong trường hợp người nhập cảnh bị mắc COVID-19; Trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 cần có các giấy tờ xác nhận theo quy định.
Đối với người nhập cảnh chỉ tham gia họp, thực hiện ký kết các hợp đồng, thỏa thuận, hợp tác, ưu tiên lựa chọn địa điểm họp, ký kết, lưu trú tại các tỉnh, thành phố có hoặc gần các cửa khẩu xuất, nhập cảnh để hạn chế người nhập cảnh vào sâu nội địa, di chuyển qua nhiều địa phương không đảm bảo được các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Trang chủ > Cẩm Nang > Giúp việc Đài Loan có phải đóng thuế thu nhập không?
Công ty cho biết tôi đi giúp việc Đài Loan thì có phải nộp thuế thu nhập không? Quy định cụ thể về nộp thuế của lao động nước ngoài tại Đài Loan như thế nào? ..
Ngọc Trâm (45 tuổi, Hưng Yên): Xin quý công ty cho biết tôi đi giúp việc gia đình tại Đài Loan thì có phải nộp thuế thu nhập không? Quy định cụ thể về nộp thuế của lao động nước ngoài tại Đài Loan như thế nào?
Công ty xuất khẩu lao động Thăng Long: Xin chào bạn Ngọc Trâm! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn xuất khẩu lao động của chúng tôi. Thăng Long OSC xin được trả lời như sau:
Khi đi xuất khẩu lao động Đài Loan, tất cả người lao động dù làm giúp việc Đài Loan, khán hộ công hay công nhân công xưởng,… đều phải nộp thuế thu nhập theo đúng quy định của luật pháp sở tại. Chi tiết nghĩa vụ nộp thuế của người lao động tại Đài Loan như sau:
Trong cùng một năm, nếu người lao động làm việc và cư trú tại Đài Loan dưới 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 20% tiền lương cơ bản. Còn nếu người lao động đã cư trú và làm việc trên 183 ngày thì mức thuế phải nộp là 6% tiền lương cơ bản của lao động.
Ví dụ cụ thể: Với mức tiền lương căn bản của lao động là 19047 Đài tệ/tháng thì trong 6 tháng đầu (tức 183 ngày), mỗi tháng người lao động phải nộp thuế là 3.168 Đài tệ/tháng. Nhưng từ tháng bảy trở đi thì mỗi tháng người LĐ chỉ còn phải nộp 1073 Đài tệ/tháng. Lưu ý: Đối với các khoản tiền tiền thưởng (nếu có) và lương làm thêm ko phải nộp thuế. Những người lao động đã cư trú và làm việc dưới 183 ngày của năm này sẽ được coi là phần mới của năm sau.
Luật pháp Đài Loan cũng quy định: Nếu người lao động có tổng mức lương từ lương trong một năm là 214.560 Đài tệ thì sẽ được miễn trừ thuế này. Với mức lương cơ bản hàng tháng của lao động nước ngoài tại Đài Loan là: 19047 Đài tệ/tháng thì mức mức lương một năm sẽ là: 214.560 Đài tệ. Thấp hơn so với quy định do vậy người lao động sẽ được miễn thuế. Vậy nên khi hết hạn hợp đồng người lao động cần nhu cầu chủ thuê hoặc công ty môi giới đem biên lai thuế đã nộp đến Cục thuế địa phương thanh toán tiền thuế trước khi về nước. >> Xem thêm chi phí đi giúp việc Đài Loan