Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường việc làm Thị Xã Chí Linh, Hải Dương
Việc làm Thị Xã Chí Linh, Hải Dương với đa dạng ngành nghề thu hút lao động trong và ngoài tỉnh đến làm việc, sinh sống nhờ tỉnh nằm tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp vành đai kinh tế Bắc Bộ với lượng dân số chỉ đứng sau Hà Nội và Hải Phòng, tỉnh Hải Dương đảm bảo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư đang hoạt động. Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu rõ hơn những yếu tố tác động đến việc làm tại Thị Xã Chí Linh, Hải Dương ngay dưới đây nhé.
Một trong những yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến thị trường việc làm Thị Xã Chí Linh, Hải Dương đó là vị trí địa lý. Thị Xã Chí Linh, Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50km, cách Hạ Long khoảng 70km, Thị Xã Chí Linh, Hải Dương được được cộng hưởng các lợi ích lớn từ 2 thành phố kể trên. Bên cạnh đó, tỉnh thành này còn nằm sát các khu vực phát triển khác như:
Với vị trí địa lý đắc địa nằm gần các thành phố lớn nên nền kinh tế Thị Xã Chí Linh, Hải Dương phát triển mạng, tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho những người tìm việc làm ở Thị Xã Chí Linh, Hải Dương nói riêng và cơ hội việc làm tại các khu vực lân cận như thị trường việc làm Hải Phòng, thị trường việc làm Hà Nội,... đây là những thị trường thu hút lượng lớn người lao động tìm việc làm.
Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương
Thị Xã Chí Linh, Hải Dương có tổng diện tích tự nhiên 1.668 km2 là tỉnh có diện tích trung bình trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng với 1,9 triệu người. Tỉnh Thị Xã Chí Linh, Hải Dương có 12 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện. Tỷ lệ dân số cao khoảng 84,5% sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu là làm nghề nông.
Đây sẽ là nguồn cung lao động rất quan trọng và dồi dào cho các dự án đầu tư. Chính vì đây là một tỉnh có diện tích và số dân khá lớn nên thị trường việc làm Thị Xã Chí Linh, Hải Dương rất đa dạng ngành nghề.
Ngoài tiềm năng du lịch, Thị Xã Chí Linh, Hải Dương còn được đầu tư cơ sở hạ tầng vô cùng tốt. Trong đó phải kể đến trung tâm tỉnh là thành phố Thị Xã Chí Linh, Hải Dương. Nơi đây tập trung hàng loạt tuyến giao thông huyết mạch, hiện đại, đồng bộ, mang đến mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, giúp dân cư tại đây kết nối nhanh chóng với những khu vực lân cận tạo ra nhiều cơ hội việc làm Thị Xã Chí Linh, Hải Dương và các tỉnh lân cận.
Đổi mới tư duy đầu tư kết cấu hạ tầng, Thị Xã Chí Linh, Hải Dương đã huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư các công trình trọng điểm, có tính lan tỏa, đặc biệt ưu tiên tập trung đầu tư đột phá lĩnh vực giao thông kết nối vùng, liên vùng. Dự án đường trục Đông Tây mang tính đột phá về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, là dự án có chiều dài và quy mô lớn và hiện đại nhất của tỉnh Hải Dương nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới nhất thành phố Thị Xã Chí Linh, Hải Dương.
Cơ sở hạ tầng, giao được đầu tư phát triển tạo nhiều cơ hội tìm việc làm Thị Xã Chí Linh, Hải Dương
Lời khuyên khi tìm việc làm ở Thị Xã Chí Linh, Hải Dương
Tuyển dụng việc làm tại Thị Xã Chí Linh, Hải Dương chủ yếu là công việc lao động phổ thông. Tuy nhiên bạn vẫn có nhiều cơ hội để thăng cấp và phát triển bản thân trong những môi trường này. Đặc biệt là làm việc ở các công ty tư nhân, công ty nước ngoài, doanh nghiệp lớn. Vì vậy, hãy ưu tiên xin việc tại những công ty này để được hưởng đãi ngộ tốt.
Thành phố Thị Xã Chí Linh, Hải Dương là trung tâm của cả tỉnh. Thế nên nơi đây là nơi có nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn, đa dạng các nhóm công việc khác nhau. Nếu bạn muốn tìm việc nhanh chóng thì hãy đến thành phố này. Ngoài ra, các khu công nghiệp và các điểm du lịch tại Thị Xã Chí Linh, Hải Dương cũng là chọn lựa tốt. Đây là những nơi thường xuyên tuyển dụng: kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân, hướng dẫn viên, nhân viên bán hàng,...
Đặc biệt, khi tìm việc làm Thị Xã Chí Linh, Hải Dương mới nhất trên Muaban.net, bạn hãy tìm kiếm tin tuyển dụng theo thanh công cụ trên đầu trang. Chỉ cần nhập đúng dữ liệu mong muốn, trang sẽ hiện ra các tin tuyển dụng phù hợp cho bạn.
Đừng quên rằng, Muaban.net luôn cập nhật mới các tin tuyển dụng việc làm Thị Xã Chí Linh, Hải Dương mỗi ngày. Nếu chưa tìm được công việc phù hợp, đừng lo, Muaban.net sẽ là nơi giúp bạn tìm được việc làm an toàn, phù hợp.
Hy vọng qua những chia sẻ về việc làm Thị Xã Chí Linh, Hải Dương trên đây sẽ giúp bạn tìm kiếm việc làm hiệu quả. Hãy yên tâm rằng, các tin đăng đã được đội ngũ kiểm duyệt kỹ lưỡng, đảm bảo các tin tuyển dụng đều là thật. Truy cập ngay Muaban.net để xem thêm về việc làm Thái Bình, việc làm Bắc Ninh,...website Muaban.net có đầy đủ các việc làm trên cả nước với những việc thật, công ty thật đã được xác minh.
Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm ở Thị Xã Chí Linh, Hải Dương nói riêng và việc làm cả nước nói chung thì còn chần chờ gì nữa mà không truy cập vào Muaban.net để có một công việc tốt phù hợp với mình. Chúc bạn thành công nhé!
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động, thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lao động, thương binh và xã hội.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt về lao động, thương binh và xã hội; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Chính sách lao động, tiền lương, tiền công khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo hiểm xã hội;
Chính sách về việc làm, xuất khẩu lao động và chuyên gia, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và một số quan hệ lao động khác;
Chương trình và quỹ quốc gia về việc làm, quỹ quốc gia về trợ cấp mất việc làm, chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
b) Thống nhất quản lý về xuất khẩu lao động và chuyên gia; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia.
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân đối với người lao động; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Quy trình, quy phạm về an toàn lao động;
b) Ban hành danh mục công việc nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại; danh mục máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Phối hợp với Bộ Y tế ban hành danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;
d) Thống nhất quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê báo cáo về tai nạn lao động.
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Chính sách, chế độ về dạy nghề và học nghề;
Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập các cơ sở dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề;
Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề;
b) Ban hành điều lệ mẫu của cơ sở dạy nghề;
c) Thống nhất quản lý tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề, danh mục nghề đào tạo; chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; quy chế thi tuyển, quy chế cấp các loại văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề; đánh giá chất lượng dạy nghề;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề.
8. Về thương binh, liệt sỹ và người có công:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Chính sách, chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng;
Quy hoạch, quy tập mộ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ;
b) Chỉ đạo và kiểm tra việc nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng; việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho thương binh, bệnh binh và người có công.
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ :
Chính sách xóa đói, giảm nghèo, cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội;
Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo;
Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn không nơi nương tựa, người gặp thiên tai, lũ lụt, nạn nhân trong chiến tranh.
10. Về phòng, chống tệ nạn xã hội:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Chính sách và giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; tổ chức và hoạt động của các cơ sở chữa trị, cai nghiện;
Quy hoạch mạng lưới cơ sở chữa trị, cai nghiện cho đối tượng ma túy;
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tổ chức chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng mại dâm và nghiện ma túy.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
ư13. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
15. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.
16. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về lao động, thương binh và xã hội.
17. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa phương.
19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước :
9. Cục Quản lý lao động ngoài nước;
11. Cục Thương binh - Liệt sỹ và người có công;
12. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội;
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ :
1. Viện Khoa học Lao động và Xã hội;
2. Viện Khoa học Chỉnh hình - Phục hồi chức năng;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp hiện có trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong năm 2003.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 96/CP ngày 07 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.